Xin chào luật sư. Theo tôi được biết thì cảnh sát cơ động được trang bị súng để sử dụng. Trên phim tôi hay thấy các cảnh sát thường hay nổ súng vào người phạm tội. Vậy có phải trong trường hợp nào họ cũng được phép sử dụng súng? Cảnh sát nổ súng thì có cần báo trước hay không? Việc bắn chỉ thiên, cảnh cáo với người vi phạm trước khi sử dụng súng như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Súng là một trong các loại vũ khí quân dụng và rất nguy hiểm khi sử dụng. Do đó chỉ những đối tượng nhất định theo quy định pháp luật mới được giao và được phép sử dụng. Các trường hợp sử dụng cũng rất hạn chế và thường được coi là phương án cuối cùng khi không thể áp dụng các biện pháp khác. Cảnh sát cơ động cũng là một trong các đối tượng được trang bị súng để sử dụng. Vậy việc sử dụng súng của cảnh sát cơ động như thế nào? Khi sử dụng họ có cần báo trước với người phạm tội? Trường hợp nào cần và trường hợp nào không phải bảo trước? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “6 trường hợp cảnh sát được phép nổ súng không cần cảnh báo”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cảnh sát cơ động 2022
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Những ai được phép sử dụng súng?
Súng là một loại vũ khí quân dụng được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp và được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ để thi hành công vụ.
Trong đó theo Điều 18, 19 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được hướng dẫn bởi Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA, đối tượng được trang bị súng gồm có:
a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
b) Trại giam, trại tạm giam;
c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
d) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Công an xã, phường, thị trấn.
– Ngoài ra còn có:
1. Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.
2. Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
3. Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5 mm và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Những đối tượng khác chỉ được sử dụng khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng súng.
Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng
Theo Điều 22 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017, việc sử dụng súng cần tuận thủ nguyên tắc sau:
1. Khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
b) Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
c) Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 23 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 23 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc sử dụng vũ khí chỉ được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017.
Quy định về việc sử dụng súng đối với cảnh sát cơ động
Theo Điều 15 Luật Cảnh sát cơ động 2022 về sử dụng vũ khí đối với Cảnh sát cơ động như sau:
Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát cơ động phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quy định của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
3. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động trong huấn luyện, diễn tập thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định trên thì Cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng phải tuân thủ các quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
6 trường hợp cảnh sát được phép nổ súng không cần cảnh báo
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trường hợp cảnh sát cơ động được quyền nổ súng không cần báo trước như sau:
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
– Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
– Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Có thể thấy các trường hợp liệt kê ở trên đều rất khẩn cấp. Đây là những tội phạm vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Chúng xâm phạm trực tiếp tới sức khỏe tính, mạng của nạn nhân, của người dân, cảnh sát và bản thân chính người phạm tội.
Do đó khi có căn cứ thì cần sử dụng ngay lập tức để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Việc liệt kê cụ thể các trường hợp trên cho thấy việc sử dụng súng trong các trường hợp này là cần thiết vì không còn cách nào khác thì cảnh sát mới phải buộc sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Việc sử dụng không phải tùy nghi mà cần tuẩn thủ quy định chặt chẽ.
Các trường hợp nổ súng bắt buộc phải báo trước
Theo khoản 1 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
– Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
– Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
– Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
Trong các trường hợp kể trên, mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội nhẹ hơn những trường hợp không cần phải báo trước, không quá khẩn cấp nên cần phải xin phép, báo trước trước khi nổ súng. Việc này nhằm đảm bảo người có thẩm quyên không lạm dụng việc sử dụng súng đồng thời có thời gian để cảnh cáo với đối tượng cần phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Tư vấn của Luật sư X về 6 trường hợp cảnh sát được phép nổ súng không cần cảnh báo
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “6 trường hợp cảnh sát được phép nổ súng không cần cảnh báo”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Tự ý chế tạo vũ khí quân dụng thì bị xử phạt ra sao?
- Chế tạo, sử dụng súng hoa cải có hợp pháp hay không?
- Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 22 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định:
“Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;”
Do đó cảnh sát sẽ không được nổ súng vào phụ nữ trừ trường hợp người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 thì:
– Người được giao sử dụng vũ khí phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Súng là vũ khí quân dụng và chỉ những đối tượng theo pháp luật quy định mới được phép sủ dụng. Người dân thường mà sử dụng sẽ vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo Điểm a Khoản 5 và Khoản 7, Khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;“
– Bên cạnh đó người này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung sau là tịch thu súng đã được sử dụng bất hợp pháp.