Hình phạt đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

24/12/2021
Hình phạt đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy? Cấu thành tội phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
525
Views

Quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; và các tội phạm liên quan đến ma túy được xếp vào nhóm tội phạm có tính chất nguy hiểm; và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội. Hiện nay, mặc dù nước ta đã có nhiều biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu đối với nhóm tội phạm này; nhưng tình hình phạm tội vẫn là vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến xã hội hiện nay. Vậy pháp luật quy định về hình phạt đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Hình phạt đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

Nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, bao gồm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan; người có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 255 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với các hình phạt sau:

Hình phạt chính

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Nếu như bạn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Các trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang cai nghiện;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

Nếu bạn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 13 tuổi.

Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

Người thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người chưa nắm vững toàn bộ kiến thức pháp luật; không có kinh nghiệm về xét xử không đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt nêu trên; Tòa án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng; tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; và nhân thân người phạm tội.

Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính nêu trên; nếu bạn phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng,
  • Phạt quản chế,
  • Cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm,
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cấu thành tội phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ thể tội phạm

Chủ thể của tội này phải đảm bảo các yếu tố về độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội bị truy cứu về tội này khi từ đủ 16 tuổi trở lên.

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm; nói lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không nhất thiết phải là người cầm đầu trong một vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Căn cứ Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; thì đồng phạm có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tội phạm. Người phạm tội đầu tiên trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là người tổ chức hay được gọi là người chủ mưu hoặc người cầm đầu hoặc người chỉ huy. Trách nhiệm của người tổ chức là phân công nhiệm vụ của từng người trong vụ việc để thực hiện tội phạm.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là chế độ quản lý về việc sử dụng chất ma túy. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma túy vào các mục đích như chữa bệnh. Ngoài ra, tội này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng ma túy nếu không có người sử dụng chất ma túy thì không thể có người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.

Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, tức là người phạm tội mong muốn đưa được chất ma tuý vào cơ thể người khác với nhiều động cơ khác nhau nhưng chủ yếu là vì vụ lợi. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma tuý vào cơ thể của người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý; tội sử dụng trái phép chất ma tuý…

Mặt khách quan của tội phạm

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:

  •  Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác,
  • Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác,
  • Chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác,
  • Cung cấp trái phép chất ma túy (trừ hành vi bán trái phép chất ma túy) cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Tìm người sử dụng chất ma túy cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của người họ.
  • Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…), nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Hình phạt đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lái xe sử dụng ma túy có bị tạm giữ phương tiện không?

Căn cứ Điểm h Khoản 11 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông mà trong cơ thể có chất ma túy; sẽ bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng; và Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.