Xuất gộp hóa đơn khách lẻ có được không?

27/10/2023
Xuất gộp hóa đơn khách lẻ một lần có được không?
315
Views

Xuất hóa đơn là một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến việc kê khai thuế đối với cơ quan thuế. Chính vì lẽ đó, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần phải lưu ý việc xuất hóa đơn như thế nào cho đúng quy định pháp luật. Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể tham khảo các quy định pháp luật về việc xuất hóa đơn. Vậy xuất gộp hóa đơn khách lẻ một lần có được không? Để được giải đáp thắc mắc, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Xuất gộp hóa đơn khách lẻ một lần có được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn từng lần, có nghĩa là xuất hóa đơn riêng cho mỗi khách hàng với mỗi lần mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp có hành vi xuất hóa đơn gộp. Dưới đây là quy định pháp luật về nguyên tắc xuất hóa đơn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập hóa đơn bán hàng như sau:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn bán hàng như sau:

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Như vậy, theo quy định trên thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bên bán phải lập hóa đơn bán hàng giao cho người mua theo đúng nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ và đúng thời điểm lập hóa đơn, không được để gộp tới cuối tháng mới xuất 1 hóa đơn cho nhiều lần bán hàng.

Xem thêm thông tin >>

Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn như thế nào?

Trường hợp hóa đơn điện tử bị trùng 2 lần thì xử lý như thế nào?

Thực tế, việc lập hóa đơn điện tử đôi khi không đơn giản như chúng ta nghĩ do việc lập hóa đơn điện tử cần phải có mã của cơ quan thuế cấp rồi mới chuyển sang cho người mua. Chính vì vậy, có nhiều trường hợp hóa đơn điện tử bị trùng 2 lần. Dưới đây là quy định pháp luật về hướng xử lý hóa đơn bị trùng hai lần mà bạn nên biết.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ hướng dẫn về xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

“1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.”

Theo đó, nếu bên bán phát hiện lập hóa đơn điện tử bị trùng 2 lần và hóa đơn này đã được cấp mã của cơ quan thuế nhưng chưa gửi đến bên mua thì bên bán thông báo với cơ quan thế về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa đơn mới.

Sau đó, bên bán ký số gửi đến cơ quan thuế để được cấp mã hóa đơn mới thay cho hóa đơn cũ đã lập để gửi đến bên mua. Cơ quan thuế sẽ hủy hóa đơn đã được cấp mã mà có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Xuất gộp hóa đơn khách lẻ một lần có được không?
Xuất gộp hóa đơn khách lẻ một lần có được không?

Hóa đơn điện tử gặp sự cố không xuất được hóa đơn thì xử lý như thế nào?

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn sử dụng các thiết bị thông tin để lập do đó việc trục trặc trong việc xuất hóa đơn là việc thường thấy. Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi gặp phải tình trạng này cũng không phải quá lo lắng vì đã có những quy định pháp luật về hướng xử lý đối với vấn đề này.

Những hóa đơn xuất ra hiện nay tùy vào từng dịch vụ sẽ có những các xử lý khác nhau, nhưng dịch vụ luật đất đai làm biên bản tranh chấp đất đai khi hoàn thành xong vụ việc, nếu phát sinh chi phí thì cũng nên làm hóa đơn.

Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như sau:

1. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.

Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.

4. Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.”

Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử gặp sự cố trong quá trình sử dụng thì người dùng liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ và khắc phục sự cố.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hóa đơn điện tử đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Xuất gộp hóa đơn khách lẻ một lần có được không? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo biên bản tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ là gì?

Đối với công chức thuế
– Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
– Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
– Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
– Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
– Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
– Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
– Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ như thế nào?

Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
– Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
– Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
– Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
– Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
– Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.

Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như thế nào?

– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
– Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.