Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn như thế nào?

17/08/2022
Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn
1340
Views

“Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn như thế nào?” là thắc mắc được đặt ra bởi rất nhiều nhà kinh doanh. Trên thực tế khi gặp trường hợp khách hàng từ chối không lấy hóa đơn thì phải xử lý như thế nào? Cách viết hóa đơn và kê khai hóa đơn trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn là gì? Liệu không xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn có bị phạt không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn cách Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn và những lưu ý khi xuất hóa hơn cho khách lẻ trong trường hợp khách không lấy hóa đơn, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Thế nào là hóa đơn điện tử?

Theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về khái niệm hóa đơn điện tử như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

3. Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

4. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

6. Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.”

Hướng dẫn Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn được chia thành 2 trường hợp. Cụ thể gồm hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng và hóa đơn có giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng.

Nếu khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa đơn thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc.  
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Lưu ý, với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn thì vào cuối mỗi ngày, vẫn phải lập chung 1 hóa đơn tổng doanh thu của những người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày hôm đó.  

Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn
Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và khách không lấy hóa đơn

Đối với trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng kê phải có:

  • Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
  • Tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra;
  • Ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.

Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.
Như vậy, nếu đơn hàng có giá trị < 200.000, việc lập phải lập hóa đơn từng lần là không bắt buộc. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người mua (khách lẻ). Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT sẽ vào cuối mỗi ngày.

Lưu ý khi xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử:
“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.
Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.

Không xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn có bị phạt không?

Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC)          
– Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBTC).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mã số thuế cá nhân, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khách lẻ không lấy hóa đơn với đơn hàng dưới 200.000 xử lý như thế nào hợp pháp?

Đối với trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000, kế toán không phải lập hóa đơn theo từng lần phát sinh mà phải lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày, kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng của hóa đơn bán hàng. Hoặc trường hợp khách yêu cầu lập hóa đơn từng lần thì vẫn phải lập hóa đơn

Cách viết hóa đơn và kê khai hóa đơn trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn?

Như thông tin đã nêu ở trên, trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì doanh nghiệp vẫn xuất hóa đơn như các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Tiêu thức “Địa chỉ người mua hàng” sẽ ghi là “Người mua không lấy hoá đơn”. Hoặc mua “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. Để kê khai hóa đơn của khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán thực hiện kê khai thuế như các hóa đơn bình thường.

Mức xử phạt khi không lập hóa đơn bán hàng hóa?

Nếu khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán không xuất hóa đơn thì doanh nghiệp có thể bị phạt với mức phạt từ 4 triệu đồng – 8 triệu đồng (Theo Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC ban hành ngày 17/1/2014).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.