Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam

17/08/2022
Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
596
Views

Đối tác công ty của bạn đang có ý định quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam, tuy nhiên hàng hóa đó lại bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam? Trong trường hợp đó sẽ xử lý như thế nào? Liệu chỉ quá cảnh mà không nhập khẩu hàng hóa bị cấm thì pháp luật Việt Nam có cho phép không? Liệu Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam? Quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam có bị phạt không? Mời bạn tham khảo bài viết của Luật sư X tại đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam là gì?

Quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức; cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam. Kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải; hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam.

Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định về cho phép quá cảnh hàng hóa như sau:

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định như trên, hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam có thể được quá cảnh tại Việt Nam nếu được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép.

Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa như sau:

1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.

2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.

3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.

5. Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam có bị phạt không?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 21. Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;

b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này

5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, nếu không có giấy phép mà thực hiện quá cảnh hàng hóa sẽ chịu phạt từ 10.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy vào hành vi vi phạm mà áp dụng mức xử phạt.

Đồng thời, còn buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy với số tang vật là văn hóa phẩm nội dung độc hai bị cấm lưu hành, xuất bản. Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được quá cảnh hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mẫu tờ khai quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh có cần xin phép không?

Trong thời gian quá cảnh việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Thời gian quá cảnh hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu ngày?

hàng hóa có thể quá cảnh tại Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan, trừ trường hợp được gia hạn, hàng hóa được lưu kho, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng.

Hàng hoá quá cảnh nào không được phép tiêu thụ tại Việt Nam?

Hàng hoá quá cảnh thuộc diện quy định sau đây không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
– Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác; trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
– Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.