Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt

24/11/2021
Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt
837
Views

Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên; tuân thủ theo quy định chung tại Điều 49 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP và pháp luật liên quan. Tuy nhiên; trong 1 số trường hợp đặc biệt; do tính chất đặc thù của tài sản bảo đảm như: tài sản là vật đồng bộ; quyền đòi nợ; tài sản hình thành trong tương lai hay tài sản đã được đầu tư;… thì việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt này có những quy định riêng. Vậy vấn đề này được quy định như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt 1

Trường hợp thứ nhất là: Xử lý tài sản bảo đảm là vật đồng bộ; tài sản có tài sản gắn liền; quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; vận đơn, chứng từ vận chuyển. Được quy định tại Điều 54 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

  • Bên nhận bảo đảm được xử lý đồng thời toàn bộ các phần; các bộ phận của tài sản bảo đảm là vật đồng bộ. Trường hợp tài sản bảo đảm bao gồm nhiều tài sản gắn liền; mà có thể chia được thì xử lý theo từng tài sản; không chia được thì xử lý đồng thời.
  • Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán; nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác; chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình; trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu.
  • Bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá; chứng khoán; số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định tại Điều 52.
  • Bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên tài sản bảo đảm là vận đơn; chứng từ vận chuyển có nghĩa vụ xuất trình vận đơn; chứng từ vận chuyển theo thủ tục được pháp luật về hàng hải; hàng không hoặc pháp luật khác liên quan quy định. Trường hợp pháp luật này không quy định; thì việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn; chứng từ vận chuyển áp dụng quy định tại Điều 52.
  • Trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán; thì bên nhận bảo đảm được bù trừ nghĩa vụ từ khoản tiền hoặc tài sản thu được quy định.

Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt 2

Trường hợp đặc biệt thứ hai là: Xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai. Được quy định tại Điều 55 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; Cụ thể như sau:

Việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận này có thể có các nội dung sau đây:

  • Trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành; nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận; trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật; thì bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp tài sản bảo đảm đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản; thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này; để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.

Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt 3

Trường hợp đặc biệt thứ ba là: Xử lý tài sản thế chấp được đầu tư. Cụ thể như sau:

Xử lý trường hợp phát sinh tài sản mới hoặc tăng thêm

  • Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp; mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp; so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư; thì việc xử lý tài sản không bao gồm tài sản mới phát sinh; phần tài sản này được bên nhận thế chấp giao lại cho bên đầu tư.
  • Tài sản mới phát sinh không thể tách rời; như quy định tại điểm a khoản này; thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh; bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.

Xử lý trường hợp tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ

Trường hợp tài sản mới phát sinh vừa tiếp tục được dùng để thế chấp vừa được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì áp dụng quy định về một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Thứ tự ưu tiên thanh toán trên có thể thay đổi; nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau.

Xử lý trường hợp tài sản mới không thế chấp nhưng đảm bảo nghĩa vụ khác

  • Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp; mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư; thì bên nhận bảo đảm mới có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm.
  • Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này; thì tài sản được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Giá trị tài sản mới phát sinh được bên nhận thế chấp thanh toán cho bên nhận bảo đảm khác.

Các quy định khác

Bên nhận thế chấp được thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại; theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này từ số tiền thu được trong xử lý tài sản thế chấp.

Việc xử lý tài sản bảo đảm được đầu tư thuộc biện pháp bảo đảm khác; mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác; thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt ngoài việc cần tuân thủ theo những quy định chung về việc xử lý tài sản bảo đảm; còn cần thực hiện theo các quy định tại Điều 54; Điều 55; Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải thông báo khi xử lý tài sản không?

Điều 300 bộ luật dân sự 2015; quy định thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là trách nhiệm bắt buộc của bên xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên; bộ luật lại chưa quy định rõ về thời gian; khi bên xử lý tài sản bảo đảm tiến hành thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; điều này trên thực tế khiến việc xử lý tài sản bảo đảm gặp phải nhiều khó khăn. 

Các cơ chế xử lý tài sản bảo đảm?

Xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng là cơ chế cho phép ngân hàng có thể xử lý TSBĐ; mà không cần phải khởi kiện tại tòa án hoặc tại trung tâm trọng tài thương mại; không phải thông qua cơ quan thi hành án để xử lý. Còn với cơ chế xử lý TSBĐ bằng biện pháp tố tụng; ngân hàng phải khởi kiện đòi nợ vay tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc tại trọng tài thương mại; sau khi quyết định; bản án đã có hiệu lực thì phải thông qua cơ quan thi hành án để thực hiện kê biên; cưỡng chế và bán đấu giá TSBĐ.

Bên bảo đảm được nhận lại tài sản trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên bảo đảm được nhận lại tài sản trong các trường hợp sau:
– Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự.
– Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác.
– Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ.
– Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận