Mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào?

24/11/2021
Mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào?
1012
Views

Thời buổi công nghệ phát triển, tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt. Theo đó xuất hiện hành vi mua, bán thông tin cá nhân của người khác trên internet ngày càng diễn ra rầm rộ, đem lại lợi ích vật chất cho một số cá nhân tổ chức như một ngành nghề; đây là hành vi vi phạm pháp luật và cần bị xử lý. Vậy theo quy định hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Thông tin cá nhân của người khác là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015 quy định:

Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể.

Theo đó thông tin cá nhân cũng được hiểu căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:

Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân; bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp; chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử; số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân; gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội; số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.

Mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác

Mua bán thông tin cá nhân người khác; bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;

b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;

b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;

c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Như vậy mua bán thông tin cá nhân người khác; chính là hành vi kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; sẽ phải chịu mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi mua bán thông tin cá nhân người khác; phải hủy bỏ thông tin cá nhân mà mình đã kinh doanh.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác

Mua bán thông tin cá nhân người khác; bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa; hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; tại điều 288 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

………….

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

……………….

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác; nếu thỏa mãn các miêu tả của điều 288 ( thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng ;hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân…;) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các hình phạt:

  • Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác; có thể phải chịu các hình phạt bổ sung:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đăng ảnh xúc phạm người khác có bị xử phạt hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.[…] Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là bí mật cá nhân?

Bí mật cá nhân của người tiêu dùng là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.

Quy định về bảo mật thông tin người tố cáo

Điều 19 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định cụ thể như sau:
Trong quá trình xử lý đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người tố cáo, nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đọc trộm thư người khác xử phạt ra sao?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:Cung cấp thông tin xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời