Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá bị phạt tù bao nhiêu năm?

24/11/2021
Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá bị phạt tù bao nhiêu năm
411
Views

Thua độ bóng đá, Phan Thị Kim Lộc, 21 tuổi, rủ hai người bạn vờ làm môi giới bất động sản lừa sổ đỏ của nhiều người đem bán. Vậy hành vi Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá bị phạt tù bao nhiêu năm?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu.

Tóm tắt vụ việc

Để có tiền trả nợ thua cá độ bóng đá, từ tháng 6, Lộc nảy sinh ra ý định lừa tiền mua bán đất của nhiều người; nên rủ Vy và My cùng tham gia. Ba cô gái thuê khách sạn, ôtô sang và tài xế riêng đưa đón; để tạo vỏ bọc “kinh doanh bất động sản”; lên mạng tìm thông tin người bán đất, người mua, sau đó liên hệ kết nối hai bên.

Khi nhận tiền cọc của người mua; nhóm này cam kết sẽ sớm thực hiện công chứng hợp đồng. Tiếp đó, các cô gái tạo lệnh chuyển tiền giả cho người bán; đề nghị ra phòng công chứng làm thủ tục chuyển nhượng. Do sơ suất, tin tưởng nhóm Lộc đã chuyển tiền vào tài khoản; nhiều người đã bàn giao giấy tờ nhà đất. Có sổ đỏ, cả nhóm đem bán, cầm cố lấy tiền.

Với chiêu này, các cô gái đã chiếm đoạt tiền cọc và sổ đỏ trị giá hàng chục tỷ đồng của 10 nạn nhân.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá phạm tội gì?

Hành vi Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá được coi là một hành vi dùng thủ đoạn gian dối; để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Các thủ đoạn nhóm này dùng là giả là người mua đất, nhận tiền cọc, tạo lệnh chuyển tiền giả,..

Vì vậy hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội; dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu; người quản lý tài sản tin; và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.

Cấu thành tội phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác; do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi; đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật; và mong muốn hậu quả đó xảy ra. 

Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo; bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản; trước khi thực hiện hành vi lừa đảo; đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định 

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối; và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng ( như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi:

Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản: 

  • Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. 
  • Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối 

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

Hậu quả

Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm,
  • Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá bị phạt tù bao nhiêu năm?

Hành vi của Lộc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội; quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định; tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 ;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Cùng thực hiện với Lộc có Vy và My. Vì vậy Vy và My là đồng phạm với Lộc. Vy và My phải chịu trách nhiệm theo những nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm; trên cơ sở hành vi tham gia thực hiện của mỗi người. Tất cả những người đồng phạm không kể tham gia thực hiện tội phạm với vai trò gì đều phải bị truy tố cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy quy định.
  • Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự của từng người trong đồng phạm. Mỗi người đồng phạm là những cá nhân xác định với ý chí và hành vi độc lập; cho nên, trách nhiệm hình sự của ừng cá nhân trong đồng phạm sẽ được xem xét một cách tương đối độc lập; dựa trên cơ sở hành vi của từng người.
  • Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Căn cứ tính chất và mức độ tham gia tội phạm của từng người đồng phạm để xác định trách nhiệm gánh chịu.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, Hành vi lừa tiền mua bán đất của Lộc; bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. theo đó số tiền mà Lộc lừa đảo là 10 tỷ đồng. Khung hình phạt mà Lộc có thể chịu là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Vụ việc đang được điều tra làm rõ

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lừa bán đất lấy tiền chung độ bóng đá bị phạt tù bao nhiêu năm?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù không?

Nếu người ngước ngoài lừa đảo chiểm đoạt tài sản thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuy nhiên tùy từng trường hợp sẽ được xử lý hình sự theo các hình thức khác nhau.

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tìm kiếm công cụ, phương tiện cho việc phạm tội có bị tuy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi giúp sức được thể hiện ở việc tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, nghiên cứu cách khắc phục trở ngại, tìm hiểu các điều kiện thực tế để đưa ra lời khuyên, góp ý cho người khác thực hiện tội phạm.
Theo đó , việc tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội là nhiệm vụ của người giúp sức trong chế định đồng phạm; căn cứ vào tính chất; mức độ cũng như hậu quả gây ra có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời