Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình; Ai là người sử dụng đất trong bìa hộ? Bìa hộ còn được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Do hộ gia đình có thể thay đổi thành viên trong hộ theo từng thời điểm cũng như sự kiện nên việc Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình khá khó khăn. Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định chung về hộ gia đình sử dụng đất
Để Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ cần hiểu rõ về quy định về chung về hộ gia đình sử dụng dụng quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân; huyết thống; nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; đang sống chung; và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy,người được xem là người sử dụng đất trong sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khi thỏa mãn các điều kiệm sau:
- Điều kiện 1: Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật;
- Điều kiện 2: Đang sống chung (được xác định theo hộ khẩu gia đình);
- Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình).
Quan hệ sở hữu trong bìa hộ gia đình
Căn cứ Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình: “Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Việc chiếm hữu; sử dụng; định đoạt; tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận… Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần…”.
Như vậy, việc sở hữu đất được xem là sở hữu chung hợp nhất không chia được; hoặc sở hữu chung hợp nhất chia được. Nhưng theo thực tế thì việc xác định từng phần sở hữu của từng người trong bìa hộ rất khó khăn.
Cách ghi tên trong bìa hộ gia đình
Do có nhiều bất cập trong việc xác định người sử dụng đất trong bìa hộ; thì đến năm 2014 đã có quy định việc ghi rõ tên người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình.
Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định ghi tên tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”); sau đó ghi họ tên; năm sinh; tên; và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình”
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ; hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên; năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”
Như vậy, nếu chủ hộ có quyền sử dụng đất chung với các thành viên khác trong hộ gia đình; thì Giấy chứng nhận sẽ ghi tên chủ hộ. Vậy nên việc định đoạt; chuyển nhượng; tăng cho quyền sử dụng đất phải có tất cả người sử dụng đất trong hộ đồng ý.
Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình
Thuật ngữ “hộ gia đình sử dụng đất”; hay “bìa hộ” có lịch sử hơn 25 năm, nên xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình khá khó khăn. Để giải quyết sự bất cập này Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn xác định người sử dụng đất trong bìa hộ để đúng tinh thần Luật đất đai 2013.
Theo Khoản 4 Mục III Nghị quyết 01/2017/GĐ-TANDTC xác định người sử dụng đất trong bìa hộ cụ thể như sau:
– Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp cần thiết; Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Khi giải quyết vụ án dân sự, ngoài những người là thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất; Tòa án phải đưa người đang trực tiếp quản lý; sử dụng đất của hộ gia đình; người có công sức đóng góp làm tăng giá trị quyền sử dụng đất; hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, để Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ; cần xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trên đây là giải đáp về vấn đề “Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình”. Nếu có thắc mắc liên quan đền quyền sử dụng đất của hộ gia đình; hãy gọi đến hotline 0833102102 để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Tách thửa quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 82 Luật đất đai 2013 quy định Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật đất đai 2013;
-Đất được Nhà nước giao để quản lý;
– Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
– Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp phải đăng ký biến động QSDĐ, cụ thể sau:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
– Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
– Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
– Chuyển mục đích sử dụng đất;
– Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
– Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
– Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
– Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
– Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
– Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Căn cứ Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm
– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
– Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.