Tách thửa quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào?

01/11/2021
Tách thửa quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào
512
Views

Quá trình tách thửa quyền sử dụng đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật. Để phục vụ nhu cầu đồng thời cũng giải đáp thắc mắc của quý khách. Bài viết dưới đây Luật Sư 247 xin được làm rõ về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tách thửa quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào?

Như đã đề cập ở trên. Tách thửa đất là việc phân chia, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ một người đứng tên thành nhiều người khác nhau và sở hữu riêng biệt.

Theo quy định, thửa đất được tách thửa, hợp thửa phải đảm bảo các điều kiện chung, như: Không thuộc trường hợp đang tranh chấp hoặc bị kê biên để thi hành án; còn thời hạn sử dụng đất; không thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định của pháp luật; phần diện tích đề nghị tách thửa chưa có thông báo thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều kiện tách thửa quyền sử dụng đất

Để thực hiện việc tách thửa đất cần thì thửa đất đó cần phải đáp ứng được những điều kiện:

– Đất đã được cấp hoặc có đủ các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

– Đất đang trong thời hạn sử dụng và không tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; hoặc thế chấp quyền sử dụng đất.

– Diện tích đất phải đạt mức tối thiểu theo quy định pháp luật.

– Khi thực hiện tách thửa phải được sự đồng ý của tất cả những đồng ở hữu.

Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Việc tiến hành tách thửa quyền sử dụng đất sẽ đảm bảo theo đúng yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Trình tự thực hiện thủ tục tách thửa quyền sử dụng đất

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Người sử dụng đất có nhu cầu xin tách sổ đỏ lập một bộ hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ tách thửa quyền sử dụng đất

  • Đo đạc xác định ranh giới đất để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cho người sử dụng đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp; hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan đo đạc sẽ trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Hoặc nhờ UBND cấp xã trả kết quả cho người dân tại địa phương.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Tách thửa quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chi phí tách thửa đất nông nghiệp là bao nhiêu?

– Đối với phí chuyển nhượng bao gồm 0.5% phí trước bạ và 0.15% phí địa chính phụ thuộc vào giá trị chuyển nhượng.
– Đối với thuế thu nhập cá nhân: Tùy theo thu nhập của mỗi người mà mức thuế trong tách thửa đất nông nghiệp cũng có sự khác nhau. Theo đúng quy định của Nhà nước thì mức phí là 2% giá trị trên bản hợp đồng chuyển nhượng. Giá trị này phải đảm bảo không vượt quá mức giá của Nhà nước ban hành theo năm.

Diện tích tách thửa quyền sử dụng đất tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau. Được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.

Có được chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi tách thử đất không?

Sau khi tách thửa đất, nếu có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Người có nhu cầu có thể thực hiện theo thủ tục như bình thường. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời