Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay

29/10/2021
Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay
607
Views

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có quyền chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có quy định khác. Vậy chuyển quyền sử dụng đất là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay được quy định như thế nào? Hồ sơ thực hiện có bao gồm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Khái niệm chung

Về đất đai

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Theo quy định của Luật đất đai thì căn cứ vào mục đích sử dụng của đất đai thì đất đai sẽ được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm đất nông nghiệp 
  • Nhóm đất phi nông nghiệp
  • Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng

Về chuyển quyền sử dụng đất

Việc chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân cho tổ chức, cá nhân khác phải được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn, thế chấp hoặc để lại thừa kế và phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.

Đất đai là tài nguyên quốc gia quý giá, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Đất đai cũng là điều kiện quan ttọng hàng đầu của môi trường sổng, là địa bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng…

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì để chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên phải đáp ứng được các điều kiện:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

–  Hồ sơ yêu cầu công chứng (1 bộ) gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu);

+ Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng (nếu có);

+ Bản gốc minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên nhận chuyển nhượng hoặc bên chuyển nhượng (trường hợp hai bên chưa kết hôn)

+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.

Bước 2: Tiến hành kê khai tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai

Hồ sơ thực hiện sang tên sổ đổ gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)

– CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)

– Tờ khai lệ phí trước bạ

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ), 01 bản sao có chứng thực quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

– 01 bản có chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua

Bước 3: Tiến hành kê khai hồ sơ sang tên

Hồ sơ sang tên gồm:

– Bên bán ký đơn đề nghị đăng ký biến động, nếu trong trường hợp hai bên thỏa thuận về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

– Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản gốc quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân của bên nhận chuyển nhượng.

– Theo quy định của pháp luật về thời hạn sang tên.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận sổ đỏ

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ thửa đất nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Các trường hợp không được chuyển quyền sử dụng đất

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotlin 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Đất phi nông nghiệp khác bao gồm?

 Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải đáp ứng các điều kiện nào?

Có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật này;
– Dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.

Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm?

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
– Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;
– Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;
– Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;
– Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời