Xác định con chung của vợ chồng như thế nào theo quy định?

10/04/2022
964
Views

Tôi và vợ tôi mới ly hôn nhưng tôi nghi ngờ con thứ hai (mới 3 tháng tuổi) không phải là con của tôi vì vợ tôi đi ngoại tình. Tôi muốn xác định con có phải là con của tôi không thì tôi cần làm như thế nào ạ? Nếu đúng đó không phải là con tôi thì tôi có được quyền ly hôn không? Xác định con chung của vợ chồng như thế nào theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Khi nào con sinh ra sau ly hôn được xác định là con chung?

Việc xác định con được sinh ra sau khi ly hôn là con chung hay con riêng; ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của các bên đối với đứa trẻ. Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình

Theo đó, tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ con như sau:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai; trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân; được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân

Từ các quy định trên, ta có thể thấy việc trong trường hợp con được sinh ra; sau khi vợ chồng ly hôn trong vòng 300 ngày; kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được xác định là con chung của vợ chồng mà không phân biệt; con trong hay ngoài giá thú. Ngay cả khi con được sinh ra không cùng huyết thống; vẫn được xác định là con chung của vợ chồng.

Xác định con chung của vợ chồng như thế nào theo quy định

Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được sinh ra sau ly hôn

Vì được xác định là con chung của cả hai. Bởi vậy, trong trường hợp được xác định là con chung thì vợ chồng phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con chung. Theo đó, trong trường hợp ly hôn thì cha mẹ vẫn có các nghĩa vụ với con cái bao gồm:

Về chăm sóc, nuôi dưỡng con cái:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi  mình theo quy định pháp luật.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ như

  • Thăm nom con mà không ai được cản trở; yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con; sau ly hôn khi có căn cứ thay đổi tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Cha; mẹ trực tiếp nuôi con  có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng; nuôi dưỡng; giáo dục chăm sóc con cái; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình; yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom; để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con.

Xác định con chung của vợ chồng như thế nào theo quy định?

Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, con là con chung vợ chồng khi thuộc một trong các trường hợp:

– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân;

– Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (Quyết định công nhận thuận tình ly hôn, Bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực);

– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng

Trong trường hợp cha; mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Theo đó; người được nhận là cha; mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình (theo Điều 89 Luật Hôn nhân gia đình số 52/2014/QH13).

Như vậy; bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xác nhận lại quan hệ cha con và yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp cần thiết; Tòa án sẽ trưng cầu giám định gen; không nên tự mình thực hiện trước.

Trường hợp chưa ly hôn nhưng hiện nay vợ bạn có con nhỏ 03 tháng tuổi nhưng bạn nghi ngờ không phải là con mình do vợ ngoại tình và muốn ly hôn thì theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình; chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, khi vợ bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (không phân biệt cha đứa trẻ là ai) thì bạn không có quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian này.

Xác định con chung của vợ chồng như thế nào theo quy định

Xác định con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ra sao?

 Căn cứ theo Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi đứa con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng hoặc đứa con được sinh ra đã được mang thai trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng thì đứa con được sinh ra ấy là con chung của vợ chồng.

– Như vậy con được mang thai bởi người vợ trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng thì chính là con chung của vợ chồng và đứa con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng cũng chính là con chung của vợ chồng.

Cha mẹ ly hôn, con có được do ông bà nuôi dưỡng không?

Một số trường hợp việc trông nom, chăm sóc con sẽ được giao cho người giám hộ mà không phải cha mẹ. Căn cứ Khoản 2 Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình, các trường hợp này gồm:

– Cha, mẹ đều bị hạn chế quyền với con chưa thành niên.

– Một bên cha, mẹ không bị hạn chế nhưng không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, thực hiện quyền, nghĩa vụ với con.

– Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên; và một bên còn lại chưa xác định được cha, mẹ.

Khi đó, thứ tự người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo Điều 52 BLDS gồm:

– Anh ruột, chị ruột là anh, chị cả. Nếu hai người này không đủ điều kiện thì anh, chị ruột tiếp theo là người giám hộ.

– Nếu không có anh, chị ruột thì người giám hộ đương nhiên là ông bà nội, ông bà ngoại.

Như vậy, căn cứ các quy định này, ông bà vẫn giành được quyền nuôi cháu khi cha mẹ cháu ly hôn nhưng phải đáp ứng thêm một số điều kiện gồm:

– Cha mẹ không giành được quyền nuôi con.

– Không có anh, chị ruột đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc em.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Xác định con chung của vợ chồng như thế nào theo quy định?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Con chung là gì?

Con chung là con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc con do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân. Với khái niệm này, Luật hôn nhân hiện tại xác định con chung là con được mang thai và/hoặc sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (tính từ thời điểm có giấy tờ kết hôn hợp pháp).

Căn cứ xác định con chung hiện nay ra sao?

Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha mẹ như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định“

Nếu trong trường hợp chồng không nhận con thì nên làm gì?

Nếu chồng cũ không nhận đứa trẻ bạn sinh ra là con chung thì anh ta phải có bằng chứng và được Tòa án xác định. Vậy, khi chồng cũ cố tình không nhận thì vợ có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án để xác định cha con cho con của mình, kèm theo đơn khởi kiện thì bạn cần chuẩn bị các chứng cứ để chứng minh đứa trẻ là con của chồng cũ.

5/5 - (3 bình chọn)

Comments are closed.