Thủ tục thay đổi người giám hộ theo pháp luật dân sự

25/08/2021
thay đổi người giám hộ
803
Views

Bố mẹ được coi là giám đủ hộ đương nhiên của mỗi chúng ta khi còn nhỏ. Nhưng khi chúng ta đã lớn và có đủ năng lực hành vi dân sự thì việc giám hộ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên không phải trường hợp giám hộ nào cũng sẽ bị chấm dứt. Nhưng khi người giám hộ có mong muốn thay đổi thì sẽ thực hiện thế nào? Hãy cùng với Luật sư 247 tìm hiểu về thủ tục thay đổi người giám hộ.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Người giám hộ là gì?

 Người giám hộ bao gồm: cá nhân, pháp nhân thực hiện một số hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ trước pháp luật. Người giám hộ có thể được Cơ quan nhà nước cử; chỉ định hoặc đã là người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật. Chức năng của người giám hộ sẽ thực hiện chăm sóc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm trước pháp luật của người được giám hộ là những người như sau: chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi.

Các trường hợp thay đổi người giám hộ

Người giám hộ không còn đủ các điều kiện theo pháp luật quy định dành cho người giám hộ ví dụ người này bị đi tù như vậy sẽ không đảm bảo về đạo đức…

Người giám hộ là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; như không chăm sóc, quản lý tài sản của người được giám hộ không tốt.

Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. trường hợp này phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện gồm: phải có người nhận làm người giám hộ thay cho người giám hộ cũ và người giám hộ cũ phải có yêu cầu thay đổi.

Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên:

  • Những người theo quy định của  Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật dân sự là người giám hộ đương nhiên theo thứ tự xác định và phạm vi cụ thể
  • Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử; chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật dân sự.

Thủ tục thực hiện thay đổi người giám hộ

 Đăng ký chấm dứt giám hộ

  • Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên; nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự; công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch; cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục (tức cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại bản sao các giấy tờ; thông tin của cá nhân có yêu cầu) cho người yêu cầu.

Đăng ký giám hộ mới

Đăng ký giám hộ được cử
  • Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên; nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Đăng ký giám hộ đương nhiên
  • Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên; nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Thủ tục thay đổi người giám hộ theo pháp luật dân sự“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường găp

Điều kiện để trở thành người giám hộ của cá nhân là gì?

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự 2015
– Người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện sau:  tư cách đạo đức tốt; chưa vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích; xâm phạm tính mang hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm; tài sản của người khác, điều kiện kinh tế, chỗ ở ổn định; có thời gian chăm sóc người được giám hộ; không phải là đối tượng bị Tòa án tuyên hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng với người dưới 18 tuổi

Điều kiện trở thành người giám hộ của pháp nhân?

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2015.
– Đáp ứng đủ điều kiện về  kinh tế; chỗ ở và các điều khác để hỗ trợ cho việc  thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Người giám hộ có những quyền nào?

– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;
– Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập; thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời