Thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi thep pháp luật 2021

25/08/2021
chấm dứt việc nuôi con nuôi
463
Views

Hiện nay việc nuôi con nuôi đã không còn quá hiếm; các cặp vợ chồng hiếm muộn nhận con nuôi; các bé bị bỏ rơi được nhận nuôi. Nhưng sau một khoảng thời gian nuôi dưỡng vì nhiều lý do như con nuôi tìm được cha mẹ đẻ;…. có nhu cầu nhận lại cha mẹ đẻ. Vậy trong các trường hợp này thì thủ tục thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào? Hãy cùng với Luật sư 247 tìm hiểu và làm rõ các vấn đề xoay quanh nội dung này.

Căn cứ pháp lý

Luật nuôi con nuôi năm 2010

Luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Nuôi con nuôi được hiểu như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi quy định:

“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.”

Và Khoản 1 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định nội dung sau đây:

“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.”

Như vậy, việc nuôi con nuôi được hình thành và đưa ra quy định cụ thể để nhằm mục đích xác lập mối quan hệ giữa cha, mẹ và con lâu dài, bền vững; đảm bảo lợi ích tốt nhất của các chủ thể là người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình mới.

Do đó mà khi nhận nuôi con nuôi sẽ phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Kể từ thời điểm các bên thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; thì giữa các bên sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và ngược lại theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Do việc nhận nuôi con nuôi được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, nên việc muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi cũng cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Cụ thể tại Điều 25 luật nuôi con nuôi quy định cụ thể như sau:

  • Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
  • Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi; con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
  • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
  • Vi phạm các hành vi bị cấm như lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động; xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Ông, bà nhận cháu làm con nuôi; anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi….

Như vậy, khi có đủ các căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật; thì người có yêu cầu sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền để chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

Chủ thể được quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi, người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm:

  • Cha mẹ nuôi.
  • Con nuôi đã thành niên.
  • Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
  • Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ để chấm dứt nuôi con nuôi ở trên.

Chủ thể có thẩm quyền thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi

Điều 10 Luật Nuôi con nuôi quy định; thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là Tòa án nhân dân.

Theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, việc giải quyết nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Và tại điểm l khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ: Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

Như vậy, chủ thể có thẩm quyền giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha, mẹ nuôi; con nuôi cư trú, làm việc.

Các bước thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm

  • Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
  • Giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng;
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (nếu có).

Bước 2: Gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị xong tất cả những hồ sơ; các giấy tờ liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện người nhận con nuôi; người được nhận làm con nuôi cư trú hoặc làm việc.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nộp đơn sẽ có Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu. Nếu đơn chưa đầy đủ nội dung thì được sửa đổi; bổ sung trong 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Sau khi xét thấy đơn đủ điều kiện thụ lý thì thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc. Và sau khi người này nộp biên lai thu tiền lệ phí thì Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu.

Việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu sẽ được thực hiện trong 03 ngày làm việc và xét đơn yêu cầu được thực hiện trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý.

Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Như vậy, việc giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi sẽ được thực hiện trong thời gian nhanh nhất là khoảng 02 tháng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Sau khi chấm dứt nuôi con nuôi sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý nào?

Các hậu quả pháp lý sau khi chấm dứt nuôi con nuôi:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Con nuôi là người chưa thành niên; đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ; tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
– Con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ; tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi trên thực tế?

Việc nuôi con nuôi ngoài việc thể hiện tính nhân đạo sâu sắc; tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Là biện pháp tích cực giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa có mái ấm gia đình, được chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, còn giảm được gánh nặng về tài chính; kinh tế cho Nhà nước ta trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ mất kinh phí là bao nhiêu?

Khi yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi, nộp lệ phí cho Tòa án theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án. Theo đó; mức lệ phí phải nộp là 300.000 đồng khi giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời