Pháp luật hiện hành có cho phép kết hôn đồng giới không?

24/08/2021
kết hôn đồng giới
860
Views

Kết hôn là điều mà bất cứ các cặp yêu nhau hướng đến. Khi đã đáp ứng các điều kiện kết hôn của pháp luật thì việc đăng ký kết hợp là điều dễ dàng thực hiện. Nhưng như đã biết tình yêu không còn dừng ở việc giữa nam và nữ nữa. Mà tình yêu giữa những người cùng giới khá phổ biến. Vậy khi những người đồng giới có mong muốn được kết hôn có thể thực hiện không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về pháp luật hiện nay Việt Nam về kết hôn đồng giới.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Kết hôn đồng giới được hiểu như thế nào?

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.

Pháp luật Việt Nam có cho phép kết hôn đồng giới không?

Trên thực tế không có một điều luật; hay một văn bản pháp luật nào quy định việc cho phép kết hôn giữa những người đồng giới.

Theo đó; Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính được nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật này như sau: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Không chỉ vậy, khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Như vậy, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khi đó, hôn nhân giữa họ sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng:

  • Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý; không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;
  • Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp; tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.

Có được kết hôn với người đã chuyển giới

Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự:

Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.

Căn cứ quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính; cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.

Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.

Việt Nam có nên chấp nhận cho kết hôn đồng giới?

Như đã biết; nhu cầu kết hôn đồng giới trên thực tế cũng khá cao. Các cặp đồng giới yêu nhau rất mong muốn nhận được sự chấp nhận của gia đình; xã hội và đặc biệt được pháp luật cho phép. Nhưng cũng không thể phủ nhận đây còn là vấn đề khá mới mẻ; được một số bộ phận chưa chấp nhận; thấy không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Hiện nay trên thế giới cũng đã có một số nước cho phép việc kết hôn đồng giới như Hà Lan; Đan Mạch;…. Tuy nhiên, vì Việt Nam là một nước vẫn có một bộ phận nhỏ chịu ảnh hưởng của tư tưởng xưa; việc kết hôn đồng giới là đi ngược với đạo đức; lỗi sống xã hội từ bao đời nay.

Mặc dù ở thời kì xã hội phát triển như hiện nay việc kết hôn đồng giới hay các cặp đồng giới yêu nhau cũng đã nhận được sự đồng cảm; thấu hiểu. Có cái nhìn cở mở hơn; tuy nhiên về vấn đề đồng ý cho kết hôn đồng giới thì chúng ta còn phải cân nhắc về nhiều vấn đề.

Dưới góc độ pháp lý, nếu thừa nhận hôn nhân đồng giới thì sẽ phải sửa đổi; bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật; như xác định quan hệ vợ chồng; quan hệ tài sản; xác định cha, mẹ con. Cùng với đó là các vấn đề sửa đổi hộ tịch sẽ phát sinh; gây ra việc khó khăn trong việc thực thi, quản lý.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Pháp luật hiện hành có cho phép kết hôn đồng giới không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường găp

Việc kết hôn đồng giới hiện nay có bị xử phạt không?

Theo quy định trước đây của nghị định 87/2001/NĐ-CP thì việc kết hôn đồng giới sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 500.000 đồng.
Tuy nhiên theo quy định hiện nay là nghị định 82/2020/NĐ-CP không còn quy định về việc xử phạt đối với việc kết hôn đồng giới nữa.

Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật?

Khi hủy kết hôn trái pháp luật sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền; nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản; nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 luật hôn nhân và gia đình.

Việt Nam có cho phép kết hôn đồng giới trong thời gian tới không?

Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người đồng tính và hầu hết trong số họ đều khao khát được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng cảm, chia sẻ; quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên, để thừa nhận kết hôn đồng giới vẫn là một vấn đề khó với các nhà làm luật. Bởi lẽ, nếu thừa nhận có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục và nền văn hóa Á Đông. Do đó đây còn là vấn đề nhận được quan tâm và thảo luận.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời