Vợ chồng ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
Chào Luật sư, tôi kết hôn cách đây hai năm. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn. Do không thể giải quyết mâu thuẫn nên tôi đề nghị ly thân và dọn về nhà mẹ đẻ ở. Hiện tại, đã ly thân được một thời gian. Tôi cảm thấy cuộc sống hiện tại rất vui vẻ, tự do. Vì vậy, tôi quyết định sẽ ly hôn. Vậy Luật sự cho tôi hỏi: Ly thân bao lâu thì có thể ly hôn? Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật sư tư vấn
Ly thân là gì?
Theo quy định của pháp luật thì cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào lý giải thế nào là ly thân.
Tuy nhiên có thể hiểu, việc ly thân giữa hai vợ chồng mô tả quan hệ vợ chồng theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với nhau. Có thể là không còn sống chung hoặc còn sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng; tức không có những sinh hoạt chung, không giao tiếp với nhau hay không có quan hệ tình dục,…
Biện pháp này thường nhằm mục đích để các cặp vợ chồng có thời gian bình tĩnh; suy nghĩ lại; từ đó có thể giải quyết các mâu thuẫn; xung đột. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế; giảm thiểu việc vợ chồng nóng giận; thiếu suy nghĩ dẫn đến việc có quyết định ly hôn vội vã gây hối hận về sau.
Xét ở khía cạnh khác, nhiều trường hợp lại trở nên tiêu cực do tâm lý muốn tạo sự ràng buộc cho bên kia cảm thấy phải ăn năn; hối hận không muốn giải thoát cho đối phương hoặc lợi dụng việc không chung sống với nhau để có thể tiến hành ly hôn một cách dễ dàng hơn; từ đó có thể nhanh chóng tiếp tục một cuộc tình mới.
Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định ly hôn.
Nếu vợ chồng có mâu thuẫn; tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Căn cứ ly hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các căn cứ để ly hôn theo yêu cầu 1 bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Khi chứng minh được đời sống hôn nhân của bạn rơi vào một trong các trường hợp trên, toà án sẽ có căn cứ giải quyết ly hôn.
Pháp luật có thừa nhận ly thân không?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào về ly thân. Vấn đề ly thân trong quan hệ hôn nhân và gia đình đang còn có nhiều tranh cãi. Bởi vì ly thân một mặt có thể giúp các cặp vợ chồng có khoảng thời gian tĩnh tâm để suy nghĩ lại mọi chuyện; để có thể có quyết định đúng đắn có nên tiếp tục hay chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, mặt khác việc ly thân rất dễ dẫn đến tình trạng cá nhân sống buông thả hoặc có hành vi ngoại tình. Bên cạnh đó, ly thân sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các thành viên trong gia đình; đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, Pháp luật không khuyến khích việc ly thân.
Dù không chung sống với nhau trong khoảng thời gian bao lâu thì xét về mặt pháp luật đó vẫn là quan hệ hôn nhân chính thức được pháp luật thừa nhận. Do đó, không thể xác định cụ thể thời gian ly thân bao lâu thì được ly hôn. Bởi vì, ly thân không phải là căn cứ ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nó có thể được xem xét như là cơ sở cho thấy vợ chồng có những mâu thuẫn kéo dài; không thể hàn gắn; không thể tiếp tục chung sống.
Vợ chồng ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
Pháp luật không thừa nhận sự kiện ly thân. Hay nói cách khác, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,… Bên cạnh đó, do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận; sắp xếp mà không phải ra Tòa.
Để tiến hành ly hôn, vợ chồng chỉ cần đáp ứng những căn cứ; điều kiện ly hôn theo quy định pháp luật. Ly thân không phải là một căn cứ ly hôn.Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng bạn đã ly thân thì đây cũng có thể được xem là yếu tố đánh giá mức độ trầm trọng của cuộc sống hôn nhân.
Giải quyết vấn đề
Đời sống hôn nhân vô cùng đa dạng, nhiều cung bậc cảm xúc. Tuy nhiên, nền tảng gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của từng thành viên trong gia đình. Đặc biệt là đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, khi cuộc sống hôn nhân gặp phải những mâu thuẫn; bất đồng, vợ chồng nên suy nghĩ; ngồi lại với nhau để cùng nhau tìm ra giải pháp. Trước hết, phải ưu tiên bảo vệ cuộc sống gia đình. Nếu trong trường hợp không thể giải quyết được mâu thuẫn; không thể tìm ra tiếng nói chung thì mới nên đưa ra quyết định chấm dứt hôn nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Cha mẹ có quyền yêu cầu ly hôn thay cho con không?
- Vợ hạn chế quyền thăm con của chồng sau ly hôn có hợp pháp không?
- Quyền nuôi con khi ly hôn và các quy định của pháp luật
- Chồng đi tù vợ có được tiến hành giải quyết ly hôn không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Vợ chồng ly thân bao lâu thì có thể ly hôn? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thuận tình ly hôn là cả hai vợ chồng cùng nhau có ý chí yêu cầu để thực hiện việc ly hôn. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện; mong muốn để ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, việc trông nom con, nuôi dưỡng con, chăm sóc con và giáo dục con cái trên cơ sở làm sao để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp mà hai bên vợ chồng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm được quyền lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn cho vợ chồng.
Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có tư cách đạo đức tốt;
Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
Có điều kiện về sức khỏe; kinh tế; chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi
Theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 về thừa kế. Con nuôi có quyền được hưởng thừa kế của người để lại di sản thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi. Một người con nuôi có thể hưởng các phần di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật