Thế nào là hành vi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật?

30/07/2021
Chế tài đối với hành vi bạo hành con cái của cha mẹ
852
Views

Xin cà Luật sư sư! Sau khi bà H, mẹ chị A bị tai biến liệt nửa người; chị A nghỉ làm công nhân may để ở nhà nội trợ chăm sóc mẹ. Hàng ngày mua sắm thứ gì, tiền thuốc cho mẹ hết bao nhiêu, chị phải ghi sổ chi tiết cho chồng biết. Song vấn đề phát sinh khi mỗi lần anh chị mâu thuẫn là anh Q không đưa tiền cho chị; ngoài ra còn đánh đạp chị; khiến chị lâm vào tình trạng khó khăn; mẹ chị không có tiền mua thuốc chữa bệnh, buộc chị phải xin lỗi, chịu nhận phần sai mặc dù có thể lỗi hoàn toàn do anh Q. Luật sư cho tôi hỏi: hành vi của anh Q có phải là bạo lực gia đình không? Nếu có thì sẽ bị xử lý thế nào? Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Bạo lực gia đình là gì?

Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá; hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Những hành vi bạo lực nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn; hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng

 Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

– Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình; lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn; hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

– Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

– Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ; và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

– Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

– Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

– Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

– Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

– Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

– Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý bạo lực gia đình.

– Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

– Dung túng, bao che, không xử lý; xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với bạo lực gia đình.

Quy đinh mức phạt hành vi bao lực gia đình

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà hành vi của anh Q sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; cụ thể Điều này quy định xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
  • Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức ;hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
  • Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

[Gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn về ” Thế nào là hành vi bạo lực gia đình“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0936408102

Câu hỏi thường gặp

Bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính thế nào?

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Người có hành vi bạo lực gia đình có nghĩa vụ như thế nào?

Theo Điều 4 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lục gia đình có các nghĩa vụ sau:
– Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi BL
– Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
– Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời