Hành vi vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có các chế tài xử lý thích đáng và nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về các quy định pháp luật này. Xung quanh chủ đề này; chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang nhận được sự quan tâm của dư luận gần đây. Đây là vụ việc 5 người bị bắt với cáo buộc thất thoát 8,5 tỷ đồng khi thực hiện việc bồi thường tái định cư.
Tóm tắt vụ việc:
Lê Văn A, cựu phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đăk Rlâp cùng 4 cán bộ địa phương bị cáo buộc chi bồi thường không đúng quy định hơn 8,5 tỷ đồng.
Trước đó, theo kết luận của Kiểm toán nhà nước khu vực XII, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đăk Rlâp (thuộc UBND huyện Đăk R’lâp) được giao thu hồi đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, khi phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ; đơn vị này đã không quy định về điều chỉnh đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc tăng 1,5 lần, áp dụng sai chế độ hỗ trợ, đền bù.
Vậy hành vi vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý
Vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất là gì?
Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của nhà nước về bồi thường đất; hỗ trợ tái định cư, bồi thường về tài sản; bồi thường về sản xuất kinh doanh gây thiệt hại về tài sản cho người khác.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất được quy định cụ thể trong luật đất đai; các nghị định hướng dẫn của chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành; các quy định hướng dẫn chi tiết cụ thể của từng địa phương. Đây là một chính sách đúng đắn, đảm bảo công bằng, đảm bảo an sinh xã hội; khắc phục hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống bình thường của người sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện chính sách; có nhiều người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong việc thực hiện thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện sai chính sách của nhà nước; vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước; không đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo quyền lợi của người có diện tích đất bị thu hồi.
Vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất bị khép vào tội gì?
Theo điều 230, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi vi phạm về bồi thường tái định cự khi thu hồi đất mà thuộc các trường hợp được điều luật quy định thì sẽ bị xử lý hình sự.
Như vậy người nào có hành vi vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Khách thể của tội vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất
Tội phạm này xâm phạm đến chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý đất đai; xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước; xâm phạm đến quyền, lợi ích của nhà nước, của người sử dụng đất trong việc thu hồi đất.
Tội phạm này còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào các chính sách; việc thực hiện các chính sách của nhà nước về thu hồi đất nói riêng; các chính sách quản lý kinh tế nói chung.
Mặt khách quan của tội vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất
Hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của nhà nước về bồi thường; hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Trên thực tiễn, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của nhà nước về mức bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là đất rộng; có nhiều dạng hành vi cụ thể khác nhau.
Nhà làm luật đã giới hạn các hành vi là hành vi kháh quan của tội phạm này và quy định cụ thể trong điều luật; gồm 2 dạng hành vi cụ thể như:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất; hỗ trợ và tái định cư:
- Không bồi thường về đất, không hỗ trợ và tái định cư hoặc bồi thường; hỗ trợ và tái định cư thấp hơn diện tích đất, các khoản hỗ trợ, tái định cư mà người sử dụng đất được bồi thường về đất; hỗ trợ gây thiệt hại cho người sử dụng đất có diện tích đất thu hồi.
- Bồi thường về đất không đúng loại đất có cùng mục đích sử dụng với diện tích đất thu hồi; bồi thường vượt quá diện tích đất thu hồi; hỗ trợ và tái định cư cao hơn tiêu chuẩn mà người sử dụng đất được bồi thường; hỗ trợ theo quy định gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước hoặc người sử dụng đất.
Các hành vi khách quan khác:
Chậm chi trả tiền bồi thường, thực hiện bồi thường đất; các khoản bồi thường khác làm phát sinh khoản đền bù do chậm thực hiện bồi thường; các chi phí, thiệt hại khác của người sử dụng đất do việc chậm thực hiện bồi thường gây ra.
Không khấu trừ khoản tiền tương ứng với nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước của người sử dụng đất có diện tích đất thu hồi làm thất thoát khoản nghĩa vụ tài chính này.
Hậu quả, thiệt hại:
Tội phạm này có cấu thành vật chất. Hậu quả thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hậu quả được xác định là thiệt hại về tài sản. Thiệt hại về tài sản có thể là thiệt hại cho ngân sách nhà nước do tăng chi phí bồi thường; hoặc thiệt hại về tài sản của người sử dụng đất do việc phát sinh chi phí; thất thoát tài sản hay được bồi thường thấp hơn so với thực tế.
Mặt chủ quan của tội vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất
Tội phạm này có cấu thành lỗi là cố ý; người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội của mình gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước, cho người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Động cơ, mục đích:
Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về bồi thường; hỗ trợ và tái định cư vì nhiều mục đích khác nhau; có thể vì mối quan hệ với người sử dụng đất, có tài sản; hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với diện tích đất thu hồi. Thông thường, người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm vì động cơ, mục đích vụ lợi.
Chủ thể của tội vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất
Ngoài dấu hiệu có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo quy định. Chủ thể của tội phạm này có dấu hiệu đặc biệt; đó là người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện thu hồi đất; đền bù, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chẳng hạn:
Cán bộ địa chính xã, trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng…
Vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo điều 230, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ bị xử lý theo các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về bồi thường; hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp sau:
- Gây hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên
- Gây hậu quả thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng nhưng người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm này.
Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm.
Thực hiện hành vi vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất theo nhóm thì bị xử lý ra sao?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm. Vậy việc định tội danh cho các đối tượng sẽ được thực hiện như thế nào?
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Vi phạm quy định về quản lý đất đai bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Hòa giải tranh chấp đất đai được là gì và được quy định như thế nào?
Vi phạm pháp luật đất đai có được cấp sổ đỏ hay không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất bị phạt tù không?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bồi thường về đất là việc nhà nước bồi thường, đền bù bằng đất tương ứng cho người sử dụng đất khi bị thu hồi đất nhằm đảm bảo đời sống, đảm bảo nơi ăn ở, sinh sống, an sinh, sản xuất đầu tư kinh doanh… khi diện tích đất thu hồi đảm bảo các điều kiện theo Điều 75 của Luật đất đai 2013 và các quy định khác của pháp luật. Nhà nước quy định cụ thể điều kiện được bồi thường về đất, diện tích đất được bồi thường, loại đất được bồi thường tương ứng.
Ngoài việc được bồi thường về đất, người sử dụng đất còn được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; được nhận các khoản hỗ trợ khác (hỗ trợ tiền, công cụ lao động, các khoản tài chính ưu đãi…).
+ Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất;
+ Bồi thường với cây trồng, vật nuôi
+ Bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi thu hồi đất.
+ Bồi thường thiệt hại với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất.Vi phạm quy định về quản lý đất đai bị xử phạt bao nhiêu năm tù?