Vay tiền qua ứng dụng “DoctorDong” không trả có phạm tội ?

30/01/2022
879
Views

Cho em hỏi có vay DoctorDong và đóng trả tiền lãi và gốc đúng hạn. Những lần gần nhất em có gia hạn 800.000 đồng nhưng em không có khả năng trả. Em muốn hỏi việc em vay tiền qua ứng dụng “DoctorDong” không trả có phạm tội không ạ? Em có bị kiện không? Nếu em bị kiện thì kiện dân sự hay hình sự?

Em cảm ơn luật sư.

Những thắc mắc về việc “Vay tiền qua ứng dụng “DoctorDong” không trả có phạm tội ?” sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015

Vay tiền qua ứng dụng “DoctorDong” không trả có phạm tội ?

Thứ nhất, trường hợp bạn vay tiền DoctorDong là một hình thức vay tín chấp; và thanh toán hàng tháng theo dạng trả góp; nay chị không có khả năng trả nợ bằng tiền mặt hàng tháng; thì trước hết bạn phải chịu tiền phạt chậm thanh toán hàng tháng.

Mức phạt chậm trả phụ thuộc vào số tiền nợ còn lại; cùng với chính sách của từng đơn vị cho vay nên về vấn đề này trong thỏa thuận của chị với bên cho vay. Cùng với đó là tiền lãi thỏa mãn điều kiện cho vay trong giao dịch dân sự. Nếu mức lãi suất cao gấp 05 lần so với mức lãi của luật dân sự quy định; thì người cho vay có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

“Điều 201. Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ hai: Khi chị không có khả năng trả nợ; thì phía cho vay có thể họ sẽ không đòi tiền chậm trả ngay mà có thể bên cho vay sẽ để một thời gian để tăng tiền phạt; cũng như tiền lãi suất lên một mức nào đấy hoặc sau một thời gian cố định nào đấy thì họ mới tiến hành thu hồi. Khi chị không thanh toán; thì có thể bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu trả nợ; đây là nghĩa vụ thanh toán nợ theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

Nghĩa vụ thanh toán nợ thì bạn không thể chối bỏ và bắt buộc phải thanh toán nên việc bạn để nợ càng kéo dài thời gian thì bạn càng phải chịu trách nhiệm nặng hơn về tiền lãi cũng như tiền phạt chậm trả.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên lạc 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vay tiền qua ứng dụng “DoctorDong” không trả có phạm tội?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vay tiền không trả sẽ bị phạt tù 10 năm trong những trường hợp nào?

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.