Tước quyền công dân được hiểu như thế nào?

16/01/2022
Tước quyền công dân được hiểu như thế nào? Nghĩa vụ công dân là gì? Quy định về tước một số quyền công dân
808
Views

Tước một số quyền công dân là không cho phép người bị kết án được sử dụng một số quyền công dân trong thời hạn nhất định. Pháp luật Việt Nam quy định quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp, một số trường hợp sẽ bị tước quyền công dân theo quy định pháp luật. Vậy tước quyền công dân được hiểu như thế nào? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Quyền của công dân do Hiến pháp và luật quy định

Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 15 và Điều 16 Hiến pháp năm 2013 đã một lần nữa khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền cơ bản của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội nhưng không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo đó, Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật.

Như vậy, trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 ra đời trước Hiến pháp năm 2013 đã quy định về quyền công dân, nghĩa vụ của công dân trong xã hội. Đặc biệt tại quy định về quyền con người quy định trong Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng như bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Quy định về tước một số quyền công dân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 thì:

“Điều 44. Tước một số quyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự quy định:

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.”

Cụ thể, công dân trong trường hợp pháp luật quy định có thể bị tước một hoặc một số quyền sau:

– Đối tượng bị tước quyền công dân: Công dân Việt Nam. Người phạm tội theo quy định trong Bộ Luật hình sự bao gồm cả người và pháp nhân thương mại, trong đó người bao gồm cả người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch. Tuy nhiên phạm vi áp dụng hình phạt bổ sung này chỉ là công dân Việt Nam vì những quyền bị tước theo quy định thì những đối tượng còn lại đã đương nhiên không có.

– Tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước: Theo đó, trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xoá tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

– Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước: Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.

– Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân: Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Nghĩa vụ công dân là gì?

Nghĩa vụ là việc đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Theo đó, nghĩa vụ công dân (tiếng anh là Citizen obligation) là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Tước quyền công dân được hiểu như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi hường gặp

Có được tự ứng cử trong đợt bầu cử lại, bầu cử thêm không?

Căn cứ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Danh sách cử tri của cuộc bầu cử lại được lập theo danh sách cử tri trong cuộc bầu cử đầu tiên.
Như vậy không thể tự ứng cử trong đợt bầu cử lại, bầu cử thêm.

Không đi bầu cử đợt đầu thì có được tham gia bầu cử lại không?

Bầu cử lại là trong trường hợp số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá 50% theo danh sách cử tri thành lập. Như vậy có nghĩa là những cử tri chưa đi bầu cử trong đợt bầu cử đầu tiên có thể tham gia bầu cử lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.