Hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng khi nào?

16/01/2022
Hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng khi nào? Quy định của bộ luật hình sự về tịch thu tài sản như thế nào?
647
Views

Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung trong khi có người vi phạm tội. Theo điều luật tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Vậy hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng khi nào? Luật sư X mời bạn đọc bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tịch thu tài sản là gì?

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tài sản đó có thể đang được người bị kết án sử dụng hoặc cũng có thể là tài sản mà họ đã cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng (kể cả để sửa chữa) hoặc đang cầm cố, thế chấp, đang gửi tiết kiệm hoặc tiền trong tài khoản ở ngân hàng, tài sản đứng tên người khác nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng của người phạm tội thì tài sản vẫn bị tịch thu.

Tuy nhiên, không phải người bị kết án về bất cứ tội phạm nào cũng bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản mà tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định

Việc xử lý với tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm được giải quyết cụ thể:

Thứ nhất: Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Đây là những công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe mô tô của người phạm tội sử dụng trong các vụ cướp tài sản, tiền mà người phạm tội sử dụng trong đánh bạc, đưa hối lộ mà có.

Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc đổi do đổi chác, mua bán những thứ ấy mà có là những vật hoặc tiền có được do việc thực hiện tội phạm như tham ô, trộm cắp, cướp, lừa đảo hoặc do sự mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có.

Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành là những vật mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của việc thực hiện tội phạm, những vật này thuộc loại nhà nước cấm lưu hành như: Văn hóa phẩm đồi trụy, vũ khí quân dụng, ma túy, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ.

Thứ hai: Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Có nghĩa là những vật, tiền này là của người khác và xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

Thứ ba: Trường hợp vật, tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người khác sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Trường hợp này luật quy định “có thể bị tịch thu”, được hiểu tùy vào từng vụ án, với loại tiền hoặc vật cụ thể Tòa án quyết định biện pháp xử lý có tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hay không. Khi quyết định vấn đề này, Tòa án cần nghiên cứu kỹ hình thức lỗi của người có tiền hoặc vật để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.

Nếu chủ sở hữu là người có lỗi cố ý hoặc vô ý thì ngoài việc có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, hành vi của chủ sở hữu có thể là đồng phạm với vai trò giúp sức (nếu lỗi cố ý) hoặc có thể cấu thành một tội phạm độc lập khác (nếu là lỗi vô ý).

Quy định của Bộ luật hình sự về tịch thu tài sản

Điều Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt như sau:

“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính”.

Từ quy định của pháp luật ta thấy tịch thu tài sản là một hình phạt bổ sung, đi kèm với các hình phạt chính để hỗ trợ cho các hình phạt chính.

Điều 45 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt tịch thu tài sản như sau:

“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống”.

Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung nhằm vào quyền sở hữu của người bị kết án, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ sung công quỹ nhà nước nhằm răn đe, trừng phạt hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục sử dụng tài sản đó để thực hiện hành vi phạm tội mới.

Tài sản bị tịch thu có thể là tài sản mà người bị kết án đang sử dụng hoặc tài sản cho vay, cho mượn, tài sản đang gửi giữ hoặc đang được cầm cố, thế cấp. Tài sản thuộc quyền sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng tiền, giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu hoặc hiện vật.

Chỉ tịch thu tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án, đối với tài sản thuộc sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung hợp nhất theo quy định của Bộ luật dân sự thì trước khi tuyên bố tịch thu phần của người bị kết án, phải xác định phần quyền sở hữu của người bị kết án là bao nhiêu, là những thứ gì, nếu là tài sản không thể chia được thì tuyên tịch thu phần giá trị của tài sản đó và quyết định kê biên tài sản đó để bảo đảm thi hành án.

– Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng khi nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể. Đó là: quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

Cưỡng đoạt tài sản là gì?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.