Việc kết hôn là dựa tên sự tìm hiểu; xây dựng trên tình yêu đôi lứa và đáp ứng các điều kiện của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nhưng ở một bộ phận nhỏ người dân tộc thiểu số vẫn duy trì việc kết hôn phải thông qua tục cướp vợ. Vậy với pháp luật hiện hành thì phong tục này có hợp pháp không. Hãy cùng với chúng tôi đi làm rõ.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Tục cướp vợ là gì?
Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây – Ðông Bắc. Cướp vợ – một phong tục lâu đời của đồng bào dân tộc H’Mông thường diễn ra vào mùa xuân. Chàng trai H’Mông đến chợ; nếu bắt gặp một cô gái và cảm thấy “ưng cái bụng” liền quay về rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người đã có tình ý từ trước thì việc này diễn ra đơn giản. Cô gái sau một hồi chống cự lấy lệ sẽ để chàng trai đưa về nhà… sống thử. Sau đó chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.
Nhưng từ lâu phong tục này đã bị biến dạng. Chỉ vì muốn có thêm người làm; bất chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình người H’Mông đã tổ chức “cướp” con gái nhà người khác làm vợ cho con mình một cách đầy vũ lực chứ không còn mang tính chất thủ tục để hợp thức cái: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Một khi cô gái đã bị bắt đi, khó lòng quay lại được nữa vì theo tục lệ của người H’Mông; đã ở nhà trai một đêm thì không được phép trở về nhà cha mẹ đẻ nữa. Sau 3 ngày; nhà trai mới cử người sang nhà gái báo chính thức về chuyện “bắt vợ”.
Và lâu dần; đây trở thành một hủ tục ăn sâu bám rễ đến ngày nay vì nó bắt nguồn từ tập tục làm nương; người phụ nữ khi lấy về thường trở thành lao động chính. Tục này nảy sinh chuyện tảo hôn nhiều đôi lấy nhau rồi vẫn “chưa biết làm gì”. Lấy vợ sớm để có thêm người làm; vừa sớm sinh con đẻ cái, có thêm nhiều lao động. Trọng nam, khinh nữ cũng còn rất rõ, lấy vợ về là để phục vụ.
Đặc điểm của tập quán
Tập quán là một loại quy phạm xã hội nên nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của quy phạm xã hội. Tuy nhiên, với tư cách là một loại quy phạm xã hội đặc thù; tập quán có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại quy phạm xã hội khác. Sự khác biệt đó thể hiện qua một số nét đặc trưng cơ bản như:
Tập quán không mang tính quyền lực nhà nước
Quá trình hình thành tập quán và nội dung các tập quán không chịu điều chỉnh hay ban hành của nhà nước; nếu như pháp luật do nhà nước chỉ đạo ban hành mang tính quyền lực nhà nước thì tập quán lại không mang tính quyền lực nhà nước như pháp luật. Tập quán được hình thành tự nhiên trong cộng đồng dân cư; do quá trình sinh sống của người dân như một nhu cầu tất yếu để làm công cụ quản lý điều chỉnh; duy trì ổn định đời sống cộng đồng.Tập quán là những chuẩn mực xã hội; giới hạn hành vi ứng xử của con người sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng và được sự “nhất trí” của cả cộng đồng.
Tập quán không thể hiện ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội mà nó phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn thể cộng đồng; nhằm ổn định trật tự có lợi cho toàn thể các thành viên trong cộng đồng. Do đó, tập quán không trở thành công cụ để Nhà nước áp đặt và quản lý xã hội như pháp luật
Tập quán mang tính cộng đồng
Tập quán được hình thành do những đòi hỏi tất yếu của sự quản lý chung các thành viên trong cộng đồng; là sản phẩm của quá trình sinh sống của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; vì thế nó tồn tại lâu bền trong đời sống xã hội; gần gũi với lối sống và tâm lý của các thành viên trong cộng đồng.
Tập quán đã ăn sâu vào mỗi người; khó thay đổi trở thành tiêu chuẩn cho các ứng xử của các thành viên trong xã hội. Do vậy mà tập quán được mọi người tôn trọng tuân theo; tự giác thực hiện mà không cần có một sự cưỡng chế hay ép buộc nào; những người đi ngược lại với các tập quán sẽ bị cộng đồng lên án. Tập quán đã tạo nên sự gắn kết cũng như sự ổn định trong cộng đồng.
Tập quán mang tính đa dạng
Sự phong phú; đa dạng của tập quán bắt nguồn từ chính cơ sở hình thành nên loại quy phạm này. Tập quán bắt nguồn từ hoạt động ống của con người; gắn liền với mỗi cộng đồng dân cư; mà hoạt động sống của con người vô cùng đa đa dạng pong phú vì vậy mà tập quán cũng có tính đa dạng hình thành. Hầu hết các bản làng, thông xóm, tỉnh;…đều có những tập quán khác nhau, áp dụng cho người dân ở đó; được người dân thực hiện.
Tập quán mang tính linh hoạt
Tập quán được hình thành từ đời sống; áp dụng từ thế hệ này qua thế hệ khác ăn sâu vào tiềm thức mỗi người; tập quán có tính ổn định và khó thay đổi. Tuy nhiên; với tư cách là một loại công cụ để quản lý và điều hành xã hội thì tập quán luôn gắn bó mật thiết với các điều kiện thực tiễn; phù hợp với điều kiện thực tiễn. Do đó; tập quán cũng có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của xã hội; vì vậy mà tập quán có tính ứng dụng cao được mọi người thực hiện.
Như vậy; tục cướp vợ là một tập quán đã hình thành từ lâu đời; đã đi xâu vào nếp sống của một cộng đồng dân tộc; họ coi đây là một tục không thể thiếu. Tuy nhiên; một bộ phận nhỏ lại lợi dụng tục này để có thêm người làm; hay bắt cô gái mà mình thích. Từ đó dẫn đến vấn nạn tảo hôn; kết hôn trái ý muốn.
Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hôn nhân
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì các tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc; không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sẽ được áp dụng.
Các bên không có thỏa thuận ở đây được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết. Theo quy định tại điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP; việc áp dụng tập quán (nếu có) trong hôn nhân gia đình được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:“Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.”
- Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.
Có thể thấy; tập quán cướp vợ sẽ được áp dụng mà không vi phạm pháp luật hôn nhân và pháp luật khác liên quan. Việc cướp vợ chỉ là thực hiện đúng phong tục tập quán nơi đó; còn trên thực tế hai người lấy nhau phải dựa trên sự tự nguyện; cũng như đáp ứng các điều kiện kết hôn.
Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân
Theo quy định của Điều 2 Luật hôn nhân gia đình; về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân như sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”
Như vậy; nếu như tục cướp vợ được việc xác lập quan hệ vợ chồng vẫn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ; thì việc thực hiện phong tục không đi ngược với pháp luật; đạo đức. Tuy nhiên; sẽ có nhiều chàng trai lợi dụng luật tục này mà “cướp vợ” thực sự khi phía bên cô gái hoàn toàn không có sự tự nguyện và bị khống chế; miễn cưỡng bởi sức mạnh của phái nhà trai. Trong trường hợp này thì tùy từng trường hợp cụ thể mà tòa án sẽ xem xét có hủy việc kết hôn hay không khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Mời bạn đọc xem thêm
- Vi phạm đăng ký kết hôn bị xử lý như thế nào?
- Kết hôn trong phạm vi ba đời có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Tục cướp vợ có được pháp luật cho phép?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hôn nhân được cho là thiên đường; là một cánh cửa hạnh phúc cho những ai hiểu rõ; cũng như có những suy nghĩ thấu đáo. Nhưng nó lại bế tắc; là những chuỗi ngày khó khăn khi việc đi đến hôn nhân là bồng bột; miễn cưỡng.
Hôn nhân là sự thấu hiểu; chia sẽ của hai vợ chồng từ những việc nhỏ nhất của cuộc sống gia đình; cùng xây dựng một cuộc sống hạnh phúc nhỏ. Chỉ có hiểu được ý nghĩa của hôn nhân mới có được một gia đình hạnh phúc đúng nghĩa.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
-Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
-Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định.
-Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
-Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: kết hôn giả tạo; tảo hôn;….
Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu. Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì hủ tục là những thói hư; tật xấu làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản; là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu số.
Hủ tục bắt nguồn từ đời sống tinh thần của nhân dân; tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Các hình thức của hủ tục đã luôn tự thay đổi để thích nghi với xã hội mà nó đang tồn tại. Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa. Các hủ tục vẫn có thể thay đối nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tốt.