Tổ chức nhập cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

14/09/2021
Tổ chức nhập cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
805
Views

Gần đây, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhiều quốc gia đã thực hiện việc kiểm soát gắt gao các hoạt động xuất nhập cảnh. Tuy nhiên hiện tượng tổ chức nhập cảnh trái phép vẫn xảy ra phổ biến. Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có những chế tài xử lý nghiêm minh. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan. Cụ thể có thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay thường xuyên xảy ra các hiện tượng nhập cảnh trái phép vào nước ta. Vì vậy tôi muốn hỏi rằng việc tổ chức nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép là gì?

Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép hành vi của cá nhân, tổ chức vì vụ lợi mà tổ chức môi giới cho người khác ra khỏi biên giới Việt Nam; hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 348, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh; hoặc ở lại Việt Nam trái phép cũng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.

Như vậy với những cá nhân, tổ chức nào mà thực hiện hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép này thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cấu thành tội phạm tội tổ chức nhập cảnh trái phép

Khách thể của tội phạm:  

Tội phạm này trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi xuất cảnh; nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Khách quan của tội phạm: 

Đây là hành vi vì vụ lợi chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy giúp cho người khác ra khỏi biên giới Việt Nam; hoặc vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. Thể hiện hành vi lập kế hoạch tổ chức, chỉ huy, lôi kéo nhằm đưa người khác đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu lợi bất chính.

Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép thê hiện ở hành vi lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, lôi kéo nhằm giúp người nước ngoài ở lại Việt Nam không được phép của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam để thu lợi bất chính.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.

Chủ thể của tội phạm: 

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.

Chủ quan của tội phạm:  

Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý có động cơ vụ lợi. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.

Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào?

Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính.

Xử phạt hành chính hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép

Khoản 6, điều 17, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại quy định như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;

b) Làm giả giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc hộ chiếu, thị thực; thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;

c) Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán; hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;

d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Như vậy hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 30-40 triệu đồng.

Tổ chức nhập cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù

Điều 348, BLHS 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh; nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đột nhập trộm bia ở Bách Hóa Xanh bị xử lý thế nào theo quy định?
Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt bao năm tù?
Làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam sẽ bị phạt tù bao lâu?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tổ chức nhập cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý hình sự?

Khi hành vi vi phạm có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Còn không người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Hành vi tổ chức nhập cảnh dẫn đến làm lây lan dịch bệnh thì bị xử lý thế nào?

Người vi phạm còn bị xử lý hình sự theo Điều 240 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm lây lan dịch bệnh. Mức án cao nhất của tội này là bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài vào Việt Nam trái phép bị xử lý thế nào?

Điểm a Khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi “Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép” bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Nếu hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời