Kết hôn trong phạm vi ba đời có vi phạm pháp luật không?

26/08/2021
Kết hôn trong phạm vi ba đời
1046
Views

Mặc dù kết hôn là một điều mà ai cũng mong muốn; được xây dựng trên cơ sở một tình yêu của hai người. Nhưng hiện nay vẫn có những tình trạng hôn nhân diễn ra nhưng không phù hợp với các quy định của pháp luật. Vẫn có một bộ phận nhỏ còn hiện tượng kết hôn trong phạm vi ba đời. Việc kết hôn này sẽ dẫn đến các hậu quả nghiệm trọng; ảnh hưởng không chỉ người trong cuộc mà ảnh hưởng đến cả xã hội. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Kết hôn trong phạm vi ba đời là thế nào?

Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình; những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là việc những người nêu trên cùng xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.

Cách xác định phạm vi ba đời để kết hôn

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có họ trong phạm vi ba đời được xác định như sau:

  • Đời thứ nhất: Cha mẹ
  • Đời thứ hai: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
  • Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì

Trong đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống; trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Căn cứ vào quy định trên; có thể hiểu, đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai, đời thứ hai sinh ra đời thứ ba.

Do đó, xét về mặt tình cảm; những người trong phạm vi ba đời có quan hệ huyết thống rất gần nhau. Xét về mặt pháp luật, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình cấm các hành vi kết hôn; chung sống như vợ chồng giữa:

  • Những người cùng dòng máu về trực hệ;
  • Những người có họ trong phạm vi ba đời;

Như vậy, cách xác định phạm vi ba đời để kết hôn đóng vai trò vô cùng quan trọng; điều này sẽ giúp tránh vi phạm pháp luật và các hậu quả khác.

Pháp luật quy định như thế nào về kết hôn trong phạm vi ba đời?

Khoản 2 điều 5 của luật Hôn nhân và gia đình có quy định về các trường hợp cấm kết hôn, trong đó điểm d quy định như sau:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ ràng, cụ thể việc không thể kết hôn trong phạm vi ba đời. Nếu như kết hôn thì đây là trường hợp kết hôn trái pháp luật; sẽ bị hủy khi có yêu cầu.

Hậu quả của việc kết hôn trong phạm vi ba đời

Việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng; không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; con cái; vấn đề duy trì nòi giống và còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Đối với bản thân và gia đình

Kết hôn trong phạm vi ba đời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số; suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực.

Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng trong phạm vi ba đời thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Điều này dẫn đến sự suy kiệt về kinh tế; khó khăn trong phát triển kinh tế.

Thông thường kết hôn trong phạm vi ba đời diễn ra nhiều ở các vùng sâu vùng xa; vùng có khó khăn về kinh tế. Việc kết hôn như vậy sẽ dẫn đến nhiệu hệ lụy do sự suy yếu khi sinh con ra không khỏe mạnh.

Đối với xã hội

Kết hôn trong phạm vi ba đời ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số; suy giảm giống nòi, những cặp kết hôn trong phạm vi ba đời dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn như vậy làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại; gây suy thoái chất lượng giống nòi, họ có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng; bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời mà nhiều chuyên gia Y tế đã cảnh báo như: Bệnh mù màu (Không phân biệt được màu xanh, màu đỏ). Bệnh bạch tạng; da vẩy cá; bệnh tan máu bẩm sinh…

Ngoài việc nguồn nhân lực không được đảm bảo, nhà nước, người dân còn phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh. Chúng ta sẽ phải bỏ thời gian; chi phí để điều trị; chăm sóc cho trẻ em bị các bệnh di truyền, bệnh tật quả thực là một gánh nặng rất lớn đối với xã hội.

Pháp luật xử lý như thế nào đối với những trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời?

Hủy kết hôn trái pháp luật: Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Xử phạt hành chính: Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

Như vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.

Xử phạt hình sự: Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời . Tuy nhiên, khi xác định kết hôn với nhau, để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó, có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà pháp luật quy định các khung hình phạt khác nhau; để đảm bảo cho việc thực hiện đúng pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Kết hôn trong phạm vi ba đời có vi phạm pháp luật không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Kết hôn là gì?

Kết hôn là việc thiết lập mối quan hệ hôn nhân một vợ một chồng khi đã thỏa mãn các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký kết hôn sẽ được công nhận nếu thực hiện đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Các trường hợp pháp luật cấm kết hôn?

Pháp luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn trong các trường hợp sau:
– Kết hôn giả tạo;
– Ly hôn giả tạo;
– Cưỡng ép, lừa dối và cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà lại đi ăn nằm và sống chung với người khác;
– Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Điều kiện để được kết hôn là gì?

Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời