Tư vấn xử lý hành vi chửi bới, lăng mạ người khác 

29/01/2022
Tư vấn xử lý hành vi chửi bới lăng mạ người khác
517
Views

Trong các quan hệ xã hội của đời sống thường ngày, không ít trường hợp vì những bất đồng, mâu thuẫn mà các bên lời qua tiếng lại, cãi vã hay thậm chí là có những tác động thể chất, gây lộn với nhau. Trong trường hợp nào, thì những hành vi này bị coi là vi phạm pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể phải gánh chịu là ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua một tình huống sau đây:

Kính chào luật sư! Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Tôi có người bạn đang muốn trình bày như sau: Mấy hôm trước có một cô đến nhà bạn ấy chửi bới lăng mạ người nhà bạn ấy, bạn ấy nghe thấy vậy mới nói với cô kia: cô có nói chuyện đàng hoàng tử tế không, nếu cô không nói chuyện đàng hoàng tử tế được thì mời cô ra khỏi nhà nhưng cô kia vẫn cứ chửi bới, thách thức, trong lúc không giữ được bình tĩnh bạn ấy tát cô kia một cái.

Cô kia lấy dép đánh bạn ấy và bạn ấy đã nhanh hơn đạp cô kia một cái vào bụng (nhưng hành động của bạn ấy nhẹ nên không để lại thương tích và không có ai làm chứng). Bây giờ cô kia định kiện bạn ấy, vậy cho tôi hỏi nếu như bị kiện thì bạn ấy phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ pháp lý  

Bộ luật dân sự 2015

Nghị định 144/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2021

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chửi bới, lăng mạ người khác

Sau đây sẽ gọi bạn của bạn là A, cô kia có mâu thuẫn với bạn của bạn là B.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự được ghi nhận tại điều 20 Hiến Pháp 2013. Bảo hộ các quyền này trong quan hệ dân sự, điều 33, 34 BLDS 2015 cũng đã có quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khi các quyền nhân thân này của cá nhân bị xâm phạm, gây thiệt hại bởi hành vi trái luật của chủ thể khác, vấn đề chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được đặt ra như một dạng nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường để khắc phục thiệt hại, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại; được quy định tại khoản 1 điều 524 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trong trường hợp trên, A và B đều cùng có những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể của đối phương khi:

  • B chửi bới, lăng mạ A và người nhà A; lấy dép đánh A
  • A tát lại B, đạp B vào bụng

Tuy nhiên, những hành vi trái pháp luật trên mới là điều kiện cần. Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn cần xét đến các yếu tố: Thiệt hại; lỗi; quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại. Do đó trong trường hợp cô B khởi kiện bạn A, thì bạn A chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được hành vi A tát, đạp vào bụng B có gây ra thiệt hại cho B. Đó có thể là: thiệt hại về tính mạng; thiệt hại về sức khỏe; thiệt hại về danh dự nhân phẩm; tổn thất về tinh thần. Cách xác định cụ thể các thiệt hại được căn cứ theo điều 590, 591, 592 BLDS. Việc chứng minh có thiệt hại có thể thông qua các giấy tờ, tài liệu kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Trường hợp chứng minh được hành vi tát, đạp vào bụng B của A gây thiệt hại cho B thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường có thể được giảm nếu chứng minh được A không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của A theo khoản 2 điều 585 BLDS. Trường hợp không chứng minh được hành vi của A gây thiệt hại cho B, A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ngoài ra, không chỉ A, mà B cũng có hành vi chửi bới, lăng mạ, lấy dép đánh A. Cho nên, A cũng có thể khởi kiện B để yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được A bị thiệt hại do hành vi của B.

Xử phạt hành vi chửi bới lăng mạ người khác

Trong trường hợp hành vi chửi bới, lăng mạ, lấy dép đánh A của B không gây thiệt hại cho A, thì hành vi này vẫn là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm quy định về trật tự công cộng theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, A có thể báo cơ quan có thẩm quyền để xử phạt theo quy định, với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: “Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của A hoặc của B mà gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy tình tiết vụ việc mà hành vi vi phạm pháp luật có thể bị coi là tội phạm, cụ thể là nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người theo BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tư vấn xử lý hành vi chửi bới lăng mạ người khác”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu yêu cầu khởi kiện bồi thường thiệt hại là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trong trường hợp nào người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.