Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

29/01/2022
Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
638
Views

Trong cuộc sống, không ít trường hợp lòng tin của chúng ta bị lợi dụng. Khi hậu quả là những mất mát về tài sản vật chất, làm cách nào để nhận biết hành vi đó là tội phạm và xử lý ra sao trước pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về một tình huống sau đây:

Thưa luật sư! Tôi có trường hợp như sau muốn luật sư tư vấn giúp. Tôi có quen một người bạn lúc tết năm trước có mượn tôi 1 triệu đồng sau khi tôi đi công tác làm lợi dụng lòng tin của tôi, người đó gọi điện bảo tôi làm hồ sơ xin việc làm nộp vào Công ty.

Tôi về làm hồ sơ thì bảo tôi phải đóng 5 triệu nhưng tôi đợi mà không thấy gọi đi làm tôi gọi điện hỏi thì nói đang đi viện rồi bảo tôi đưa thêm 2 triệu cho mượn để mổ sau khi ra viện, rồi lại lừa tôi lấy thêm 17 triệu đồng hứa với tôi 3 ngày trả, nhưng tới nay đã 3 tháng tôi có gọi nhưng không nghe máy mà chỉ nhắn tin hứa sẽ trả nhưng không thấy đâu. Trường hợp này có phải là hành vi lừa đảo không mong luật sư tư vấn giúp tôi ?

Căn cứ pháp lý 

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

So sánh CTTP tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnTội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lýĐiều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thuộc chương các Tội xâm phạm sở hữuĐiều 175 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thuộc chương các Tội xâm phạm sở hữu
Chủ thểChủ thể bình thường, những người người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng trở thành chủ thể của tội phạm Chủ thể bình thường, những người người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng trở thành chủ thể của tội phạm
Mặt khách quan– Hành vi phạm tội bao gồm 2 hành vi khác nhau, có quan hệ với nhau:
+ Hành vi lừa dối: hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật, thông tin giả nhằm để người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối này phải nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản: hành vi cố ý dịch chuyển trái pháp luật tài sản thuộc sở hữu của người khác thành của mình
=>Thông thường hành vi lừa dối xảy ra trước, hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau đó. Cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt xảy ra
– Hậu quả: tài sản bị chiếm đoạt có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Hành vi phạm tội: hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới dạng những hành vi cụ thể sau:
+Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
+Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
– Hậu quả pháp lý: tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên; Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng có thêm dấu hiệu về chủ thể: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
Mặt chủ quanLỗi cố ý trực tiếpLỗi cố ý trực tiếp
Khách thểCác quan hệ sở hữu hợp pháp được nhà nước bảo vệ
Đối tượng tác động: tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp tài sản
Các quan hệ sở hữu hợp pháp được nhà nước bảo vệ
Đối tượng tác động: tài sản đã được chủ tài sản giao cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng

Xác định tội phạm trong tình huống trên

Để có thể xác định được tội phạm, cần phân tích các yếu tố CTTP trong tình huống trên:

* Chủ thể: Nếu không có thông tin khác, có thể tạm coi người bạn của bạn có năng lực TNHS, có khả năng trở thành chủ thể của cả tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

* Mặt khách quan: Cần xác định rõ ràng số lần bạn giao tiền cho người bạn của bạn, mục đích của các giao dịch này, trị giá số tiền của các giao dịch, cụ thể:

Lần 1: Bạn cho bạn của bạn mượn 1 triệu đồng

Lần 2: Bạn giao cho bạn của bạn 5 triệu đồng nhằm đóng tiền hồ sơ xin việc làm vào công ty, nhưng không thấy kết quả được gọi đi làm hay không

Lần 3: Bạn cho bạn của bạn mượn 2 triệu đồng để mổ

Lần 4: Bạn cho bạn của bạn mượn 17 triệu đồng với thời hạn hẹn 3 ngày sau trả

Thời điểm hiện tại, đã sau 3 tháng kể từ lần mượn thứ 4; bạn của bạn không nhấc máy nghe điện, nhưng có trả lời tin nhắn hứa sẽ trả.

– Hành vi phạm tội:

+Có thể thấy lần 1,3,4 giữa bạn và bạn của bạn đã xác lập hợp đồng vay mượn tiền. Giữa 2 bên là sự tự nguyện, không bị cưỡng ép hay lừa dối; vì là bạn bè tin tưởng nhau, nên bạn đã cho bạn của bạn vay tiền và bạn của bạn cũng cam kết trả lại tiền đã vay mượn. Do đó, ở đây không xuất hiện dấu hiệu hành vi lừa dối để được giao nhận tài sản, không đáp ứng dấu hiệu hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại các giao dịch lần 1,3,4 giữa bạn và bạn của bạn.

Sau đó, bạn của bạn liên tục vi phạm thời hạn trả nợ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, bạn vẫn liên lạc được với bạn của bạn qua tin nhắn hứa sẽ trả; bạn của bạn chưa có dấu hiệu bỏ trốn, cắt đứt liên lạc hay chối bỏ nghĩa vụ trả nợ. Do đó, chưa thể kết luận ở đây có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, mà mới chỉ dừng ở vi phạm nghĩa vụ dân sự, giải quyết theo luật dân sự, bạn của bạn có trách nhiệm trả lãi chậm trả. Trường hợp muốn xác định đây là hành vi phạm tội, cần phải chứng minh được: sau khi vay mượn được tiền, bạn của bạn đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Hoặc sau này bạn của bạn cố tình bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền trên, thì khi đó mới có thể xác định bạn của bạn đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

+ Lần 2, bạn giao cho bạn của bạn số tiền 5 triệu đồng, với mục đích là nộp hồ sơ xin việc làm. Tại lần này, cơ sở phát sinh giao dịch không còn là hợp đồng vay mượn tài sản như trước. Nếu xác minh được việc nộp hồ sơ xin việc làm không cần phải nộp số tiền 5 triệu đồng mà là do bạn của bạn lừa dối bạn, đưa thông tin giả để nhận được số tiền trên, thì khi đó hành vi của bạn của bạn đã đáp ứng dấu hiệu hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

– Hậu quả pháp lý:

Tại lần giao tiền số 1,3,4, tổng trị giá số tiền đã được giao là: 20 triệu đồng, ã đủ đáp ứng dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 175 BLHS 2015

Tại lần giao tiền số 2, trị giá số tiền là 5 triệu đồng đã đủ đáp ứng dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS 2015

*Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, bạn của bạn nhận thức được hành vi của mình, thấy trước hậu quả trị giá số tiền bị chiếm đoạt và mong muốn hậu quả xảy ra

*Khách thể: Quan hệ sở hữu tài sản của bạn với số tiền đã bị chiếm đoạt

=> Kết luận:

Với những thông tin ban đầu, chưa đủ để xác định tội phạm trong tình huống trên. Tuy nhiên trong trường hợp:

– Với lần giao tiền số 1,3,4: Trường hợp xác minh được bạn của bạn dùng thủ đoạn gian dối như tạo giấy tờ giả hoặc mặc dù có điều kiện, có khả năng nhưng cố tình không trả. Hoặc trường hợp sau nay, bạn của bạn cắt đứt liên lạc, chạy trốn để chối bỏ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Với những khả năng đó, bạn của bạn sẽ phạm tội lạm dụng tín chiệm chiếm đoạt tài sản.

– Với lần giao tiền số 2: Trường hợp xác minh được việc nộp hồ sơ xin việc làm không cần phải nộp số tiền 5 triệu đồng mà là do bạn của bạn lừa dối bạn, đưa thông tin giả để nhận được số tiền trên, thì khi đó hành vi của bạn của bạn đã đáp ứng dấu hiệu hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên lạc 

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp 

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? 

Là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

Dấu hiệu về hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác gì so với trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Nếu hành vi gian dối xảy ra trước khi vay, mượn rồi sau đó chiếm đoạt tài sản của người cho vay thì phải coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu hành vi gian dối xảy ra sau khi người phạm tội đã có tài sản một cách hợp pháp thì chỉ coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.