Tội tham ô và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

29/01/2022
Tội tham ô và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
885
Views

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã có những quy định rõ ràng, xác định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và hệ thống hình phạt, các biện pháp hình sự phi hình phạt áp dụng cho các tội phạm đó. Tuy nhiên trên thực tế áp dụng quy định pháp luật để xác định đúng tội danh trong các trường hợp cụ thể vẫn còn gặp không ít lúng túng; đòi hỏi phải hiểu rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cũng như sự thống nhất cách hiểu trong khoa học pháp lý cũng như thực tế áp dụng pháp luật. Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X giải đáp những thắc mắc về Tội tham ôTội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua tình huống sau đây:

Thưa luật sư, A được phân công làm chuyên viên khách hàng dịch vụ chợ thuộc phòng giao dịch huyện của Ngân hàng Thương mại cổ phần. Nhiệm vụ của A là phụ trách công tác thẩm định, đề xuất cho vay, thu nợ góp hàng ngày của các tiểu thương tại các chợ trên địa bàn được phân công. Theo quy định sau khi thu nợ góp hàng ngày A phải nộp vào ngân quỹ của phòng giao dịch.

Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2011, A đã lợi dụng nhiệm vụ được phân đi thu tiền trả góp của các tiểu thương nhưng không đăng nộp đầy đủ vào ngân quỹ theo quy định mà chiếm đoạt với tổng số tiền là 405.843.500đ và sử dụng vào mục đích cá nhân. Tôi đang băn khoăn giữa tôi tham ô tài sản và tôi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Căn cứ pháp lý 

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.

So sánh cấu thành tội phạm của tội tham ô và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội tham ô tài sảnTội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cơ sở pháp lýĐiều 353 BLHS, thuộc chương các Tội phạm tham nhũngĐiều 175 BLHS, thuộc chương các Tội xâm phạm sở hữu
Chủ thểChủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản. (Bao gồm cả người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước đều có thể là chủ thể của tội phạm)Chủ thể bình thường. Những người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng trở thành chủ thể của tội phạm
Mặt khách quan– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý
– Thủ đoạn: sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như điều kiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình
– Hậu quả pháp lý: Tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ  2.000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng có thêm dấu hiệu về chủ thể: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới dạng những hành vi cụ thể sau:
+Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
+Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
– Hậu quả pháp lý: tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên; Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng có thêm dấu hiệu về chủ thể: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
Mặt chủ quanLỗi cố ý trực tiếpLỗi cố ý trực tiếp
Khách thểNhững quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
Đối tượng tác động: hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn
Các quan hệ sở hữu được pháp luật bảo vệ
Đối tượng tác động: tài sản đã được chủ tài sản giao cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng
Tội tham ô và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

Xác định tội phạm và hình phạt trong trường hợp trên

Để có thể xác định đúng tội phạm, sau đây là những phân tích về CTTP trong tình huống phạm tội của A:

  • Chủ thể:

A có thể được coi là người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản theo quy định tại điều 352, 353 BLHS. A là chuyên viên của một Ngân hàng thương mại cổ phần. Việc xác định người làm việc trong cơ quan, tổ chức ngoài nhà nước có được coi là người có chức vụ, quyền hạn hay không có thể gây lúng túng, nhất là khi điều 352 quy định chưa thật cụ thể. Tuy nhiên điều này đã được giải đáp theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 4 điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP: “Cơ quan, tổ chức” quy định tại khoản 1 Điều 352 của Bộ luật Hình sự bao gồm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.; “Người có chức vụ” quy định tại khoản 2 Điều 352 của Bộ luật Hình sự là những người quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó khoản 6 điều 353 BLHS cũng quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”. Trách nhiệm quản lý tài sản của A được thể hiện trong nhiệm vụ được phân công đó là thu nợ góp hàng ngày của các tiểu thương tại chợ và nộp lại vào ngân quỹ của phòng giao dịch.

  • Mặt khách quan:

– Hành vi khách: Trách nhiệm quản lý tài sản của A đã khiến A có khả năng tiếp cận trực tiếp, tạm thời chiếm hữu tài sản là số tiền thu nợ từ các tiểu thương để sau đó thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, nộp lại vào ngân quỹ của phòng giao dịch. Tuy nhiên A đã không sử dụng khả năng được tiếp cận, tạm thời chiếm hữu số tiền thu nợ để thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, mà lại lợi dụng khả năng này để chiếm đoạt luôn số tiền thu nợ (thuộc sở hữu của Ngân hàng) mà mình đang có trách nhiệm quản lý. Để thấy rõ được sự khác nhau, làm rõ hành vi khách quan của A cấu thành tội tham ô hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có thể thấy như sau: Số tiền thu nợ ở đây thuộc sở hữu của Ngân hàng A làm việc, thông thường chỉ có chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền, giao quản lý mới có thể chiếm hữu tài sản. Cơ sở phát sinh sự chiếm hữu tạm thời của A với số tiền thu nợ trên là do quyền quản lý mà Ngân hàng giao cho A để thực hiện nhiệm vụ, công việc với tư cách là một nhân viên, chuyên viên khách hàng của Ngân hàng. Trong trường hợp hành vi khách quan của A cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì cơ sở phát sinh sự chiếm hữu của A với số tiền trên là phải dựa trên hợp đồng vay, mượn, thuê, nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng.

– Hậu quả pháp lý: gây thiệt hại với giá trị số tiền bị chiếm đoạt là 405.843.500 đồng

  • Mặt chủ quan:

Xuyên suốt quá trình thực hiện hành vi lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ được giao để chiếm đoạt thành công số tiền thu nợ và sau đó đưa sử dụng vào mục đích cá nhân của A, cho thấy A nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, có thể nhìn thấy trước và mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra. Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp

  • Khách thể:

Nhà nước có pháp luật là công cụ để quản lý, duy trì trật tự xã hội. Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp giống như một xã hội thu nhỏ; để có thể quản lý được tập thể nhân viên thực hiện công việc cần thiết nhằm đạt mục đích chung, các tổ chức, doanh nghiệp cũng đặt ra những điều lệ, quy định, phân công nhiệm vụ rõ ràng tới các thành viên, phù hợp với quy định pháp luật. Hành vi lợi dụng nhiệm vụ được giao khi thu nợ để chiếm đoạt tài sản công ty của A đã xâm phạm tới sự đảm bảo hoạt động đúng đắn của Ngân hàng A đang làm việc nói riêng và của kỷ cương pháp luật nói chung. Bên cạnh đó hành vi của A còn xâm phạm quan hệ sở hữu của Ngân hàng với số tiền thu nợ vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Tuy hành vi phạm tội của A xâm phạm tới nhiều quan hệ xã hội, nhưng với vị trí là một nhân viên có trách nhiệm quản lý tài sản được giao, thực hiện nhiệm vụ Ngân hàng phân công thì khách thể là sự đảm bảo hoạt động đúng đắn của Ngân hàng mới có thể phản ánh được toàn diện mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của A.

Qua những phân tích CTTP ở trên, có thể thấy tội phạm mà A thực hiện là tội tham ô theo điều 353 BLHS.

Với hậu quả là số tiền thu nợ bị chiếm đoạt có trị giá là 405.843.500 đồng, A có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm dựa vào điểm d, khoản 2 điều 353 BLHS “Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi khách quan trong CTTP tội tham ô tài sản là gì?

Hành vi khách quan trong CTTP tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý

Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 4.000.000 đồng thì có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa?

Có thể, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng vẫn có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.