Tư vấn lãi suất đối với hành vi chậm trả nợ

30/01/2022
690
Views

Xin chào Luật sư X! Em cần xin tư vấn lãi suất đối với hành vi chậm trả nợ. Bên A cho bên B mượn số tiền là 250 triệu đồng. Bên A đã có quyết định thi hành án với số tiền trên, nhưng bên B kéo dài không trả. Bên B chỉ trả mỗi tháng 5 triệu đồng; kéo dài đến nay 2 năm, số tiền bên B trả được 100 triệu đồng. Và 6 tháng gần đây, bên B ngừng hẳn việc trả 5 triệu/1 tháng.

Như vậy, bên A có được lãi suất chậm thi hành án không? Lãi suất tính như thế nào? Tính lãi suất của 250 triệu đồng hay của 150 triệu đồng hay tính theo từng tháng (vì bên B trả mỗi tháng 5 triệu đồng)? Bên A nên tiếp tục nộp đơn thưa kiện với số tiền 250 triệu đồng ở trên hay 150 triệu đồng?

Căn cứ pháp lý 

Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Bộ luật dân sự 2015

Tư vấn lãi suất đối với hành vi chậm trả nợ

Quy định về lãi suất đối với hành vi chậm trả nợ

Trên thực tế; có những đối tượng không nghiêm túc chấp hành việc thi hành án theo quy định của pháp luật; như với trường hợp của bạn. Với trường hợp đương sự không chịu thực hiện nghĩa vụ trả tiền; thì lãi suất tính cụ thể ra sao; hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể. Trên thực tế; các cơ quan thi hành án thường căn cứ vào tinh thần của một số văn bản sau đây để giải quyết trường hợp của bạn:

Khoản 1 mục III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản có quy định về tính lãi suất chậm thi hành án như sau:

Để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án; hạn chế việc bên phải thi hành án cố tình dây dưa; không tự nguyện thi hành án; cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án; khoản tiền phải nộp để đưa vào ngân sách Nhà nước. Toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật; hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án); cho đến khi thi hành án xong.

Tất cả các khoản tiền; hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định; tương ứng với thời gian chưa thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự; trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 phần 1 Thông tư này về các khoản vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng. Khi tính lãi chỉ tính lãi số tiền còn phải thi hành án; mà không tính lãi của số tiền lãi chưa trả trong quá trình thi hành án”.

Mặt khác; căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự và Thông tư số 01/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính về thi hành án dân sự. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày thu tiền thi hành án; cơ quan thi hành án phải tiến hành chi trả cho các đối tượng được thi hành án.

Mức lãi suất chậm thi hành án

Về mức lãi suất chậm thi hành án: Kể từ ngày bản án; quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp chủ động thi hành); và từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu); cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền; hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền thi hành án; theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Khi tính lãi chậm thi hành án chỉ tính lãi của số tiền còn phải thi hành án; mà không tính lãi của số tiền chưa trả trong quá trình thi hành án.

Khoản 2 Điều 280 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bên B có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền đã vay của bên A. Trường hợp bên B chậm thi hành án; thì bên B phải trả cả lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật.

Số tiền chậm trả sẽ được tính lãi theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước; theo Điều 468 BLDS 2015.

Cách tính số tiền lãi chậm thi hành án

Hiện nay, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước là 9%/năm. Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/năm. Do đó; theo thông tin bạn cung cấp; BLDS 2015 và Công văn 614/BTP-TCTHADS của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thanh toán tiền thi hành án liên quan đến lãi chậm thi hành án; số tiền lãi suất chậm thi hành án được tính như sau:

– Số tiền còn lại bên B chưa trả: 250.0000.000 – 100.000.000 = 150.000.000 đồng.

– Số tiền lãi chậm thi hành án trong 1 năm là: 250.000.000 x 9% = 22.500.000 đồng.

Do đó; bạn không nhất thiết phải tiếp tục tiến hành khởi kiện một vụ án mới; mà có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tư vấn lãi suất đối với hành vi trả chậm trả nợ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Căn cứ vào điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Comments are closed.