Từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi sau ly hôn được không?

29/09/2021
Từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi sau ly hôn được không?
422
Views

Một số cặp gia đình hiện nay nhận con nuôi vì các lí do chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ nuôi ly hôn; liệu việc cha mẹ nuôi từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi sau ly hôn được không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân gia đình 2014;

Luật nuôi con nuôi 2010.

Nội dung tư vấn

Từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi sau ly hôn được không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đông thời, căn cứ thêm Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng này không phân biệt giữa con đẻ và con nuôi. Trường hợp cha mẹ nuôi ly hôn thì cha hoặc mẹ nuôi hoặc cả cha và mẹ nuôi vẫn có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng khi đã nhận con nuôi.

Phương thức và mức cấp dưỡng

Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được quy định ra sao?

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Dân tộc của con nuôi bị bỏ rơi được xác định ra sao?

Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người nhưng không thỏa thuận được thì xử lý ra sao?

Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời