Trường hợp phải thu hồi thực phẩm theo quy định

02/10/2021
Trường hợp phải thu hồi thực phẩm theo quy định
1162
Views

Hiện nay tình trạng buôn bán, kinh doanh thực phẩm bẩn; thực phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng phát hiện; và có các hình thức xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tùy vào hành vi vi phạm. Vậy theo quy định hiện nay trường hợp phải thu hồi thực phẩm là những trường hợp nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Trường hợp phải thu hồi thực phẩm

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010; thì thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

– Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

– Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

– Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;

– Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

– Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

– Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi; và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Thẩm quyền thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 43/2018/TT-BCT; quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương; có hiệu lực từ 01/01/2019; có quy định về thẩm quyền thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn như sau:

1. Thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phải được thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc và được xử lý theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

2. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc:

a) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định;

b) Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm năm 2010; thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn; thực hiện thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo các hình thức sau đây:

– Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;

– Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Không thực hiện thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn bị xử lý ra sao?

Không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn; sẽ bị áp dụng mức phạt quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Như vậy, theo quy định trên; thì hành vi không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật; đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn; sẽ bị áp dụng mức xử phạt nêu trên.

Ngoài ra với hành vi thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn không phù hợp với quy định; sẽ bị áp dụng mức phạt quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn không phù hợp quy định của pháp luật hoặc không đúng nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ theo quy định trên; thì hành vi thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn không phù hợp với quy định; sẽ bị áp dụng mức xử phạt nêu trên.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đềTrường hợp phải thu hồi thực phẩm theo quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là thu hồi sản phẩm?

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định như sau:
Thu hồi sản phẩm là áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và lưu thông trên thị trường.

Thực phẩm không bảo đảm an toàn có bị tiêu hủy không?

Khoản 3, Khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định như sau:
3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
b) Chuyển mục đích sử dụng;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.
Như vậy theo quy định trên thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn mà thực phẩm sẽ bị xử lý theo những cách thức khác nhau, có thể bị tiêu hủy cũng có thể khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.

Cơ sở chế biến đồ ăn cần đáp ứng điều kiện gì về an toàn thực phẩm?

Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
– Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
– Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận