Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như thế nào?

27/09/2021
Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như thế nào?
757
Views

Thực phẩm bẩn không đảm bảo chất lượng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ. Vậy sau khi thu giữ; theo quy định xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây

Thế nào là thực phẩm không bảo đảm an toàn?

 Theo WHO, thực phẩm đạt mức an toàn là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe. Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp; thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Như vậy thực phẩm không đảm bảo an toàn là thực phẩm gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Trong nhiều trường hợp thực phẩm không đảm bảo an toàn dẫn đến chết người; gây ngộ độc thực phẩm cho một nhóm người

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội; không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người; đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng; mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Ví dụ như thể hiện ở việc an toàn vệ sinh thực phẩm đem lại thiện cảm cho khách du lịch khi đến Việt Nam trải nghiệm du lịch và ẩm thực.

Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn nạn nhức nhối của cả xã hội; và để đẩy lùi vấn nạn này thì các cấp ngành liên quan cần phải có những chế tài xử lý mạnh mẽ và kiên quyết hơn nữa đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm để bảo vệ người tiêu dùng.

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

– Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

– Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

– Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

– Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

– Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

– Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

– Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.

– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như thế nào?

Khoản 3, Khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có quy định các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:

a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;

b) Chuyển mục đích sử dụng;

c) Tái xuất;

d) Tiêu hủy.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:

a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

b) Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;

c) Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

d) Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.

Như vậy theo quy định nêu trên thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn mà thực phẩm sẽ bị xử lý theo những cách thức khác nhau, không bắt buộc phải bị tiêu hủy mà có thể: khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Bảo quản thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu gì?

Điều 17 và Điều 18 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 quy định về yêu cầu về bảo quản thực phẩm như sau:
– Bao bì thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm và bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn bảo quản, sư dụng và thuận lợi cho việc ghi nhãn.
– Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thử nghiệm, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm thích hợp để bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, giữ được chất lượng, mùi vị và không làm tăng thêm các chất ô nhiễm vào thực phẩm.

Sử dụng nguyên liệu quá hạn để chế biến sản phẩm bị xử phạt ra sao?

Theo quy định Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời