Bị ngộ độc thực phẩm, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?

15/08/2021
Bị ngộ độc thực phẩm, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường
1875
Views

Bị ngộ độc thực phẩm là một việc không ai muốn gặp phải, nó có thể xuất phát từ hệ tiêu hóa của thực khách kém hoặc một vài lý do khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do phía nhà hàng (nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, công tác chế biến thiếu vệ sinh,….) thì nhà hàng sẽ có trách nhiệm phải bồi thường? Bài viết dưới đây Luật Sư 247 sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bị ngộ độc thực phẩm là gì?

Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.

Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất…

Bị ngộ độc thực phẩm, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?

Người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Đồng thời, theo quy định bồi thường thiệt hại tại khoản 1, Điều 584 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Theo đó, để xác định khi bị ngộ độc ai bồi thường cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc và cá nhân, tổ chức gây ra ngộ độc. Nếu việc khách hàng bị ngộ độc thực phẩm do lỗi của người bán hàng thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra cho khách hàng. Trường hợp cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải bồi thường.

Có thể bạn quan tâm:

Trách nhiệm của người bán khi người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm

Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, tổ chức, cá nhân gây ngộ độc còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi.

Trách nhiệm hành chính

Cụ thể, phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP đối với hành vi quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm. Ngoài ra, buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thu hồi và tiêu hủy thực phẩm không đảm bảo; Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm theo quy định tại khoản 11 Điều luật này.

Trách nhiệm hình sự

Điều 317 Bộ luật Hình sự quy định. Người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này; hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 5 người đến 20 người; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% . Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm; hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng; hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100 triệu đồng; hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng… thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Tùy từng tính chất mức độ có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng. Phạt tù từ 1 năm đến 20 năm tù.

Đòi bồi thường khi bị ngộ độc thực phẩm

Nếu bị ngộ độc thực phẩm, cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện. Nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi khởi kiện đương sự phải nộp kèm chứng cứ. Chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 585 và 590 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền. Bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Bị ngộ độc thực phẩm, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm?

Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện như sau:
– Đau bụng quằn quại.
– Buồn nôn, nôn mửa.
– Tiêu chảy.
– Sốt.
– Đau đầu.

Thiệt hại bồi thường khi bị ngộ độc thực phẩm bao gồm?

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng; phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất. Của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm là hoa quả?

Theo quy định tại Điều 24 Luật an toàn thực phẩm. Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ; vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. Điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản; vận chuyển thực phẩm quy định của Luật an toàn thực phẩm;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời