Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đã làm việc tại một công ty tư nhân đã được 2 năm, tuy nhiên dạo gần đây do áp lực công việc lớn và gia đình tôi cũng đang có việc nên tôi đã xin nghỉ làm và hiện đang thất nghiệp, khi đi làm tôi có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp nên sau khi nghỉ việc tôi đã xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi là “Trợ cấp thất nghiệp khi nào được nhận” ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi của mình, sau đây mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Trợ cấp thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng và được đánh giá như một chiếc phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động khi thất nghiệp. Đây là ché dộh hỡ trợ không chỉ về mặt kinh tế là cấp trợ cấp thất nghiệp mà còn hỗ người lao động trong việc tìm kiếm việc làm mới. Trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ có khoản tiền trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc Làm năm 2013 nêu rõ chế độ bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tìm việc làm mới trên cơ sở khoản trích tiền lương đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mặt khác, Điều 42 Luật này cũng nêu rõ 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
“1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.”
Như vậy, trợ cấp thất nghiệp là một trong 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là khoản tiền trợ cấp được trích từ quỹ BHTN để chi trả cho người lao động bị mất việc làm căn cứ vào quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trước đó.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo khoản 1 điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 1 điều 50 Luật Việc Làm 2013 có nêu rõ như sau:
“Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
Theo đó, ta có công thức tính mức hưởng TCTN = 60% * mức lương bình quân của 6 tháng liền kề đóng BHTN trước khi thất nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, NLĐ có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng TCTN là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHTN trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ/HĐLV theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Mức hưởng TCTN tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Mức hưởng TCTN tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động sẽ được nhận nhiều quyền lợi thực tế, có vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ các đối tượng này vượt qua nỗi khó khăn khi mất việc làm, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn sau đại dịch.
Quy trình thực hiện làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp về cơ bản sẽ gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Được quy định cụ thể tại điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP theo đó, trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng TCTN nộp bộ hồ sơ đề nghị hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận TCTN trong giờ làm việc hành chính (trừ ngày lễ, ngày nghỉ) theo quy định của Nhà nước.
Người lao động trong các trường hợp sau thì được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện:
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
- Nếu hồ sơ không đúng theo quy định thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lại người nộp và nêu rõ lý do. Căn cứ vào lý do hoàn trả hồ sơ người lao động sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ và nộp lại.
- Nếu hồ sơ đúng quy định trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Người lao động nhận tiền trợ cấp thất nghiệp do tổ chức BHXH thực hiện chi trả theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Bước 5: Người lao động hàng tháng báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm
Căn cứ theo Điều 52, Luật việc làm 2013 để được hưởng trợ cấp thất nghiệp vào các tháng tiếp theo người lao động cần báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm của mình với trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Trường hợp bất khả kháng.
Trợ cấp thất nghiệp khi nào được nhận?
Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động thì trong thời gian không có việc làm và các trường hợp này đáp ứng được về điều kiện thời gian theo quy định pháp luật thì sẽ được hỗ trợ một khoản trợ cấp dựa trên tiền ngân sách Nhà nước.
Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp 1 lần
Hiện nay việc chi trả trợ cấp được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Cùng với đó, tại công thức tính trợ cấp thất nghiệp trong Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là mức hưởng hằng tháng với số tiền bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Đồng thời, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động còn phải đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp để thông báo về việc tìm kiếm việc làm của mình thì mới được hưởng trợ cấp của tháng đó, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, trợ cấp thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo từng tháng cho người lao động. Chính vì vậy, hiện nay người lao động không thể lấy trợ cấp thất nghiệp một lần cho toàn bộ thời gian mà mình được hưởng mà chỉ được chi trả theo từng tháng.
Theo đó, tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Cũng theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về xác định tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.
Như vậy, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động tháng thứ 2 trở đi được quy định là trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.
Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 3
Cũng theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì từ tháng thứ 2 trở đi, người lao động sẽ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp sau 05 ngày làm việc tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đồng thời theo khoản 3 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16; kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Như vậy, thời điểm nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 3 được xác định trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp; nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trợ cấp thất nghiệp khi nào được nhận” Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin tách thửa đất mới nhất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Đã đóng BHTN từ đủ:
– 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn
– 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp t tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được liệt kê tại Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.
Lưu ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.
– Người sử dụng lao động bao gồm:
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.