Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp?

19/11/2021
Trình tự và thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định?
1001
Views

Có thể thấy rằng, doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm qua, với sự hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế; sự lớn mạnh và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là một điều tất yếu. Hoạt động này góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất ước nói chung; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Song, tồn tại với sự phát triển này; pháp luật nước ta luôn chú trọng tới việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc kinh doanh; trong đó, vấn đề đăng ký doanh nghiệp là yếu tố căn bản nhất. Vậy, pháp luật nước ta có quy định gì về trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính; trong đó, chủ thể kinh doanh thực hiện việc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan đăng ký kinh doanh); để cơ quan này ghi nhận sự ra đời; xác nhận địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh đó trên thị trường.

Đặc điểm cơ bản của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp có một số đặc điểm cơ bản như sau

  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính đầu tiên của doanh nghiệp để tham gia vào thị trường. Để bắt đầu tham gia vào thị trường kinh doanh, công việc đầu tiên của chủ thể kinh doanh là phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo cho hoạt độn kinh doanh. Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào muốn gia nhập thị trường đều phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
  • Đây là phương thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020 đã khẳng định, thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ.
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp là phương thức làm phát sinh; đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh. Thông qua hoạt động đăng ký này, chủ thể kinh doanh sẽ được xác lập quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân; hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Đối với công ty hợp danh; hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao các giấy tờ liên quan (giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền,…)
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; danh sách cổ đông sáng lập; Bản sao các giấy tờ liên quan (giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hay tổ chức ủy quyền,…)
  • Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Bản sao các giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Vai trò của đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp

  • Đây là quá trình đánh dấu sự ra đời của một doanh nghiệp; được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào nền kinh tế; có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp lý độc lập, có con dấu riêng; có tài khoản và mã số doanh nghiệp riêng biệt.
  • Là giai đoạn quan trọng với sự hoạt động của doanh nghiệp về sau; bằng việc các bên thống nhất ký tên vào Điều lệ công ty.
  • Tạo tiền đề vật chất, tài chính để duy trì hoạt động và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bảo vệ tên doanh nghiệp và tạo ra những thông tin cơ bản; thúc đẩy liên kết, hợp tác trong phạm vi lãnh thổ và quốc tế.
  • Tạo ra sự tin tưởng trong các giao dịch cũng như việc xác định trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Đối với nhà nước

  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một công cụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; là bộ phận của quản lý nhà nước. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước bằn pháp luật đối với hoạt động kinh doanh.
  • Khi một doanh nghiệp đăng ký thành lập; nhà nước sẽ tập hợp được các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý; kiểm soát hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
  • Đây sẽ là căn cứ đánh giá; xây dựng chính sách phát triển kinh tế, xã hộ của đất nước. Các cơ quan sẽ có được số liệu chính xác nhất về tình hình và xu thế phát triển thị trường. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp để điều chỉnh mối quan hệ này. Bên cạnh đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Đối với xã hội

  • Góp phần phát huy mọi nguồn lực của xã hội.
  • Tạo việc làm và thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế – xã hội.
  • Góp phần minh bạch hóa xã hội. Các cổng thông tin về doanh nghiệp đã đăng ký tập trung tại một hệ thốn cơ sở dữ liệu quốc gia; cho phép công bố các thông tin này khi có yêu cầu cảu cá nhân, tổ chức.
  • Nâng cao giám sát của toàn xã hội. Công chúng sẽ năm bắt được các thông tin về doanh nghiệp; kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch,….

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cổ đông là gì?

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, định nghĩa Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.

Đối với cổ đông là người nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020; Đối với cổ đông là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý đó phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020; Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận