Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang rất xôn xao và quan tâm tới các vụ việc về sao kê minh chứng số tiền làm từ thiện. Xung quanh các vụ việc này có rất nhiều ý kiến trái chiều và đặt ra rất nhiều các câu hỏi pháp lý có liên quan. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc. Cụ thể có câu hỏi về việc treo thưởng tiền để sao kê tài khoản ngân hàng như sau:
“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay vụ việc liên quan đến sự minh bạch trong công tác làm từ thiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tôi muốn hỏi rằng nếu có cá nhân hứa treo thưởng tiền để sao kê tài khoản thì sau khi mình thực hiện sao kê mình có quyền yêu cầu nhận số tiền đó không? Và đây có phải là thỏa thuận hợp pháp không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Sao kê tài khoản ngân hàng là gì?
Sao kê tài khoản ngân hàng là là bản sao chi tiết những phát sinh giao dịch của tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tổ chức. Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Sao kê chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản.
Nội dung sao kê gồm các thông tin như:
Các khoản chi tiêu
Thanh toán hoá đơn
Ứng tiền
Lãi
Phí hàng tháng…
Có những cách sao kê tài khoản ngân hàng nào?
Thông thường, có 03 cách in sao kê tài khoản ngân hàng:
In sao kê tại Ngân hàng;
In sao kê trực tuyến qua Internet Banking;
In sao kê tại cây ATM.
Có quyền nhận tiền treo thưởng để sao kê tài khoản ngân hàng không?
Rất nhiều người thắc mắc rằng:
Nếu một bên treo thưởng tiền để sao kê tài khoản và bên còn lại đã thực hiện việc sao kê thì giờ đây quyền lợi và nghĩa vụ của các bên là như thế nào?
Trước tiên, ta có thể nhận định việc treo thưởng tiền để sao kê tài khoản này là một hợp đồng; một thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên, để thỏa thuận này là hợp pháp và có hiệu lực thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nếu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng không được thỏa mãn thì kéo theo thỏa thuận đó cũng sẽ không có hiệu lực.
Quy định pháp luật về hợp đồng
Điều 385, BLDS 2015 có quy định như sau về khái niệm hợp đồng:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Về mặt chủ thể
Chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó. Chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự; nhân thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập thay đổi chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được tham gia vào các hợp đồng phù hợp với độ tuổi.
Còn nếu là pháp nhân tham gia vào hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp người tham gia hợp đồng là tổ hợp tác; tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; hộ gia đình thì chủ thể tham gia xác lập; kí kết thực hiện hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được được ủy quyền.
Mục đích và nội dung của hợp đồng.
Mục đích là những lợi ích hợp pháp; là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự (phát sinh, thay đổi; hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự) mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản; các cam kết được xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên và có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng có thể có các điều khoản sau:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo quy định của pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật; và không được trái với đạo đức của xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội; được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Nếu mục đích, nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật; hoặc trái với đạo đức xã hội; trái với thuần phong mĩ tục thì đó cũng là căn cứ để xác định hợp đồng bị vô hiệu.
Ý chí khi thực hiện hợp đồng.
Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự; việc giao kết hợp đồng sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng; do vậy khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện; tự do trong quá trình cam kết thỏa thuận.
Tính tự nguyện và tự do trong quá trình giao kết hợp đồng là các bên có thể tự do bày tỏ mong muốn theo ý chí của mình và không bị chi phối, bị cưỡng ép bị ép buộc hay bị đe dọa bởi bất kì người nào khác. Nếu việc thực hiện hợp đồng là do bị đe dọa cưỡng ép nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.
Hình thức của hợp đồng
Về mặt hình thức của giao dịch dân sự; thì giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản; hoặc bằng những hành vi cụ thể.
Tương tự như vậy, hợp đồng cũng được thể hiện dưới các hình thức như lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, tuy nhiên, thường thì khi giao kết hợp đồng các bên thường lựa chọn thể hiện dưới hình thức văn bản.
Trong một số trường hợp nhất định thì việc thể hiện hình thức của hợp đồng ngoài việc thể hiện bằng văn bản thì hợp đồng còn phải được công chứng, chứng thực theo định quy định của luật đó thì mới có hiệu lực.
Nhận định
Như vậy để xác định xem thỏa thuận treo thưởng tiền để sao kê tài khoản trên có hợp pháp và dẫn tới quyền và nghĩa vụ của các bên hay không thì cần phải tuân theo các điều kiện nêu trên.
Nếu như thỏa thuận này không có sự thống nhất, không có văn bản rằng buộc nào của 2 bên, không thể hiện ý chí đồng tình của cả 2 bên thì sẽ không thể coi đây là một thỏa thuận hợp pháp được.
Những quy định pháp luật khác có liên quan
Các loại hợp đồng
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 đồng sau:
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh; thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
– Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng; hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng; nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
– Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Phương thức, điều kiện bồi thường trong hợp đồng
Có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng qua tin nhắn không?
Chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng có được phép hay không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Treo thưởng tiền để sao kê tài khoản và các vấn đề pháp lý liên quan“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Chủ thẻ chỉ cần đến các trạm ATM của ngân hàng, tra cứu địa chỉ:
Đưa thẻ vào cây ATM
Chọn ngôn ngữ thích hợp và ấn “Tiếp tục”
Nhập mã Pin của thẻ và ấn “Enter”
Chọn chức năng “In sao kê/ truy vấn số dư” là đã có thể xem được số dư hiện tại trên tài khoản của mình, hoặc in sao kê 10 giao dịch gần nhất.