Trách nhiệm pháp lý khi vụ án được đình chỉ do bị hại rút yêu cầu khởi tố

20/04/2022
Trách nhiệm pháp lý khi vụ án được đình chỉ do bị hại rút yêu cầu khởi tố
478
Views

Ta thường nghe đến khái niệm vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại. Nghĩ là trong một số trường hợp vụ án chỉ được khởi tố nếu bị hị có yêu cầu. Vậy nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án được xử lý như thế nào? Người bị tố cáo trước đó có tiếp tục bị xử lý hình sự hay không? Để giải đáp các vấn đề trên, sau đây Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Trách nhiệm pháp lý khi vụ án được đình chỉ do bị hại rút yêu cầu khởi tố”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Căn cứ pháp lý

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là gì?

Khởi tố vụ án hình sự là nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự, không phụ thuộc vào ý muốn bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho người bị hại, người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (bị hại) lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Theo đó khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt mà do tính chất của vụ án và vì lợi ích của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự ý quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại.

Quy định của pháp luật về việc khởi tố theo yêu cầu bị hại

Các vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại

Theo Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015  quy định: 

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Theo đó khi thuộc Khoản của các điều luật trên thì chỉ khở tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại; hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Cụ thể, các tội chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại bao gồm: Cố ý gây thương tích; Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Vô ý gây thương tích; Vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; Hiếp dâm; Cưỡng dâm; Làm nhục người khác; Vu khống.

Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung; đã bỏ đi trường hợp khởi tố theo yêu cầu đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do đó kể từ 01 tháng 12 năm 2021; trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cơ quan chức năng có quyền khởi tố nếu đủ điều kiện mà không cần có yêu cầu của bị hại.

Quyền rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại

Theo khoản 2 Điều 155 BLTTHS quy định người đã yêu cầu khởi tố được quyền rút yêu cầu, cụ thể: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Bị hại/người đại diện của bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố. Về thời điểm rút đơn, người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.

Tuy nhiên trường hợp họ tự nguyện rút yêu cầu khởi tố; không bị ép buộc thì họ sẽ không có quyền yêu cầu khởi tố lại đối với vụ án đó.

Hậu quả pháp lý trường hợp người bị hại rút đơn khởi tố

Trách nhiệm pháp lý đối với người phạm tội

Theo quy định trên; người thực hiện hành vi vi phạm về một trong các tội trên thuộc vào Khoản 1 nhưng không có yêu cầu của người bị hại thì cũng không bị khởi tố đối với hành vi của họ.

Và nếu vụ án đã được khởi tố nhưng người bị hại tự nguyện rút đơn yêu cầu thì vụ án sẽ được đình chỉ. Điều này có nghĩa là; nếu được người bị hại rút yêu cầu khởi tố; người thực hiện hành vi vi phạm có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cách thức xử lý trong trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu

Tại Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018, TAND tối cao hướng dẫn TAND các cấp xử lý trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu khởi tố như sau:

Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm

– Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm; thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu tại phiên tòa; thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155, Điều 299 của BLTTHS ra quyết định đình chỉ vụ án;

– Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Tòa án phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.

Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm:

– Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của BLTTHS hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

– Trong bản án phúc thẩm; Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu; không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Trách nhiệm pháp lý khi vụ án được đình chỉ do bị hại rút yêu cầu khởi tố”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bị hại là ai?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự:
“Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”
Theo đó bị hại có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Việc xác định bị hại căn cứ vào việc thiệt hại; hoặc đe dọa trực tiếp từ hành vi phạm tội đối với người bị thiệt hại.

Đơn yêu cầu khởi tố gửi đến cơ quan nào?

Theo Khoản2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Do đó bạn có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố lên một trong các cơ quan trên. Sau đó cơ quan tiếp nhận sẽ có trách nhiệm chuyển yêu cầu của bạn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.