Trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không?

03/08/2023
Trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không?
364
Views

Chào Luật sư, hiện nay quy định về vấn đề trả lương theo giờ thế nào? Tôi là kỹ sư chuyên sửa tất cả các loại máy thông dụng như máy lạnh, máy giặt, máy in… Hôm nay tôi được gọi để đi phỏng vấn. Tuy nhiên tôi còn vấn đề trăn trở là tôi được trả tiền theo giờ. Tôi thấy đa số mọi người được trả lương theo tháng nhiều hơn. Và tôi cũng không biết trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không? Trả lương theo giờ thì nhân viên có quyền yêu cầu được đóng BHXH hay không? Mong Luật sư giải đáp vấn đề trên giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ tính BHXH hiện nay như thế nào?

Hiện nay khi làm việc thì ai cũng mong muốn được đóng BHXH. Điều này đảm bảo quyền lợi cho người lao động và là chính sách được luật quy định. Chúng tôi xin tư vấn đến bạn đọc căn cứ tính BHXH hiện nay như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngay 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương, phụ cấp lương và từ ngày 01/01/2018 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động.

Vậy trả lương theo tháng, tuần, ngày, giờ chỉ là hình thức trả lương của Công ty, không phải là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. Vì vậy, trường hợp Công ty Ông/Bà trả lương cho người lao động theo giờ thì phải quy đổi về tiền lương tháng theo thang lương, bảng lương do đơn vị tự xây dựng để ghi vào HĐLĐ làm căn cứ đóng BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật.

Trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không?

Trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hình thức trả lương phổ biến hiện nay là theo tháng. Vậy thì những công việc như part time thì trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không? Mời bạn tham khảo nội dung này như sau:

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

  1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
    c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
  4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Thời gian tối đa mà người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ là bao lâu?

Hiện nay có một số đơn vị thường xuyên yêu cầu người lao động làm hêm giờ, Vậy liệu luật quy định Thời gian tối đa mà người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ là bao lâu? Bạn đọc có thể tham khảo Căn cứ Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm giờ như sau:

“Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

  1. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
    a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
    c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
    a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
    b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
    c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
    d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
    đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
    …”
    Theo đó, để yêu cầu người lao động làm thêm giờ thì phía công ty phải đảm bảo các điều kiện cụ thể như được sự đồng ý từ người lao động, số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường, giờ làm thêm của người lao động không được quá 200 giờ/năm. Đối với một số ngành nghề hoặc trường hợp được quy định cụ thể thì số giờ làm thêm của người lao động không được quá 300 giờ/năm.

Lương khoán được trả theo hình thức nào?

Ngoài trả lương theo giờ thì hiện nay có một số công việc được trả thù lao bằng một khoản tiền được gọi là lương khoán. Chúng tôi xin được tư vấn về hình thức trả lương khoán cho bạn như sau:

Theo nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 94, Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người được người lao động đó ủy quyền hợp pháp.

Căn cứ khoản 2, Điều 94, Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 2, Điều 54, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương khoán được trả theo hình thức sau:

– Bằng tiền mặt

– Trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải tự trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản cho người lao động và phí chuyển tiền lương.

Lưu ý: Tiền lương trả cho người lao động phải bằng tiền Đồng Việt Nam. Riêng trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có thể trả lương bằng ngoại tệ.

Cũng theo khoản 1, Điều 54, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương khoán.

Trong đó, tiền lương thực tế được trả cho người lao động hưởng lương khoán sẽ được căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc đó.

Để có thể dễ dàng tính tiền lương thực nhận khi chọn hình thức lương khoán, bạn đọc có thể tham khảo công thức sau đây:

Tiền lương = Mức lương khoán x Tỉ lệ % hoàn thành công việc.

Ví dụ: Chị A. được thuê công nhân đóng hộp khẩu trang với yêu cầu mỗi tháng phải thực hiện đóng 10.000 hộp khẩu trang thì được nhận 06 triệu đồng. Tuy nhiên, trong tháng đầu nhận việc, chị A. chỉ hoàn thành 8.000 hộp khẩu trang, đạt 80% sản phẩm được giao nên chị A. sẽ nhận được số tiền như sau: 06 triệu đồng x 80% = 4,8 triệu đồng.

Trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không?

Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không?

Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không là vấn đề được nhiều bạn đọc thắc mắc. Chúng tôi xin được tư vấn về vấn đề gười nhận lương khoán có phải đóng BHXH không như sau:

Luật sư cho biết, theo khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động chỉ cần ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với doanh nghiệp thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Có thể thấy, việc có phải tham gia BHXH bắt buộc hay không sẽ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động mà người lao động ký với doanh nghiệp.

Trường hợp thỏa thuận hình thức trả lương theo lương khoán tại hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì người lao động vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lúc này, mức lương tháng tính đóng BHXH của người lao động sẽ được xác định theo khoản 26, Điều 1, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:

Tiền lương tháng đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác có tính chất cố định.

Trong đó, mức lương được hướng dẫn tại điểm a, khoản 5, Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH là mức lương theo công việc hoặc chức danh, trong đó với người lao động hưởng lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định lương khoán.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không? chúng tôi cung cấp dịch vụ luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Trả lương theo giờ có phải đóng BHXH không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đất trồng cây lâu năm chuyển sang thổ cư… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mức lương tối thiểu khi trả lương theo giờ là bao nhiêu?

Hiện nay  theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, người lao động được trả lương theo giờ với mức tối thiểu tương ứng với từng vùng như sau:
Vùng 1: 22.500 đồng/giờ;
Vùng 2: 20.000 đồng/giờ;
Vùng 3: 17.500 đồng/giờ;
Vùng 4: 15.600 đồng/giờ.

Vi phạm quy định về tiền lương bị xử lý như thế nào?

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Trả lương theo giờ cho người lao động thì có phải thông báo bằng bảng kê trả lương hay không?

Hiện nay mỗi lần trả lương (kể cả trả lương theo giờ) người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.