Tội mua bán người theo quy định pháp luật

22/11/2021
Tội mua bán người theo quy định pháp luật?
625
Views

Trong những năm gần đây với xu hướng toàn cầu hóa; chính sách mở cửa hội nhập; đẩy mạnh quan hệ ngoại giao; các đối tượng buôn người thường lợi dụng tình hình kinh tế, mức độ an sinh xã hội chênh lệch giữa các quốc gia cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính; từ đó thực hiện các hành vi dụ dỗ; lôi kéo nạn nhân thiếu hiểu biết; có khát khao được “đổi đời”; đến các quốc gia phát triển hơn với mục đích lừa mua bán người. Nhìn chung; thực trạng mua bán người diễn ra ngày càng phổ biến; với những thủ đoạn tinh vi; xảo quyệt. Vậy Tội mua bán người theo quy định pháp luật? được thể hiện như nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Tội mua bán người được hiểu như thế nào?

Mua bán người là việc mua bán; vận chuyển; chuyển giao; chứa chấp hoặc nhận người nhằm thu lợi nhuận bất hợp pháp từ việc bóc lộc các nạn nhân; dưới nhiều hình thức khác nhau như bóc lột tình dục; cưỡng bức lao động; lấy và buôn bán nội tạng…

Nếu như pháp luật Việt Nam quy định về Tội mua bán người thì pháp luật quốc tế lại quy định về Tội buôn bán người. Về bản chất: Buôn bán người và mua bán người đều là hành vi coi con người là hàng hóa để mua bán nhằm kiếm lợi (mục đích tư lợi). Tuy nhiên; xét về hành vi khách quan thì hai khái niệm này không đồng nhất với nhau ở quy mô, mức độ.

  • Buôn bán người thể hiện quy mô, mức độ lớn hơn, phức tạp hơn và số lượng cũng lớn hơn.
  • Mua bán người thể hiện ở quy mô, mức độ nhỏ hơn và ít phức tạp hơn.

Dấu hiệu pháp lý tội mua bán người

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt đổ tuổi pháp luật quy định.

Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đích tội phạm vì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+  Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.

Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hoá…

+  Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

Tội mua bán người theo quy định bị xử lý như thế nào?

Khung hình phạt thứ nhất

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; đối với các hành vi:

  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện 2 hành vi trên.

Khung hình phạt thứ hai

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm; đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;
  • Vì động cơ đê hèn;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Đối với từ 02 người đến 05 người;
  • Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung hình phạt thứ ba

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; đối với các hành vi:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
  • Đối với 06 người trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội mua bán người theo quy định pháp luật quốc tế?

Khác với pháp luật Việt Nam; pháp luật quốc tế lại quy định về tội buôn bán người. Theo quy định tại khoản a Điều 2 Công ước ASEAN về phòng; chống buôn bán người; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP); buôn bán người được hiểu là:  

“Việc tuyển dụng; vận chuyển; chuyển giao; chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc; bắt cóc; gian lận; lừa đảo; lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát người khác….”.

Như vậy; tội phạm buôn bán người được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản sau:

  • Hành vi: thực hiện một trong các hành vi tuyển dụng; vận chuyển; chuyển giao; chứa chấp; tiếp nhận.
  • Thủ đoạn: đe dọa, sử dụng bạo lực, ép buộc, bắt cóc, lừa gạt; lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương (lợi dụng điểm yếu của nạn nhân); cho hoặc nhận tiền hay lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát đối với người khác (bố, mẹ, ông, bà, anh, chị… nạn nhân).
  • Mục đích: bóc lột nạn nhân (bóc lột có thể là khai thác sức lao động hoặc khai thác bản thân nạn nhân); bao gồm các hình thức bóc lột mại dâm hoặc các hành vi bóc lột tình dục khác; các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức; nô lệ hay những hình thức tương tự như khổ sai hay lấy các bộ phận của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có sự quy định khác nhau về Tội mua bán người – Tội buôn bán người. Tuy nhiên; đều quy định đây là 1 hành vi nguy hiểm; cần sự chung tay hợp tác của nhiều quốc gia để đẩy lùi tội phạm nguy hiểm này. Đặc biệt là mua bán người dưới 16 tuổi (mua bán trẻ em) và phụ nữ (là đối tượng yếu thế trong xã hội).

Trên đây là nội dung tư vấn về Tội mua bán người theo quy định pháp luật. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Buôn bán trẻ em theo công ước ACTIP?

Việc buôn bán trẻ em được quy định tại khoản c Điều 2 Công ước; theo đó; “việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận trẻ em nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là buôn bán người ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào quy định tại điểm a điều này”.

Cấu thành tội buôn bán trẻ em theo công ước ACTIP?

Buôn bán trẻ em được cấu thành bởi 2 yếu tố cơ bản sau:
– Hành vi: thực hiện một trong các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, tiếp nhận.
– Mục đích: bóc lột nạn nhân; bao gồm các hình thức: bóc lột mại dâm hoặc các hành vi bóc lột tình dục khác; các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức; nô lệ hay những hình thức tương tự như khổ sai hay lấy các bộ phận của cơ thể (nạn nhân trẻ em theo quy định tại khoản d Điều 2 ACTIP là người dưới 18 tuổi). 

Hành vi buôn bán người được thực hiện qua một nước thứ 3; vậy pháp luật nước nào sẽ được sử dụng để điều chỉnh trong trường hợp này?

Khi hành vi buôn bán người được thực hiện qua một nước thứ 3; cần xác định:
– Nạn nhân trong trường hợp này là ai?
– Người thực hiện hành vi là người nước nào?
– Hành vi phạm tội xảy ra ở đâu?

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận