Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Thủ tục chia công ty theo quy định?

30/11/2021
Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Thủ tục chia công ty theo quy định?
682
Views

Doanh nghiệp là một thực thể không còn xa lạ đối với chúng ta. Trên thực tế, để thành lập được một doanh nghiệp được; các chủ thể phải chuẩn bị chu đáo về các nguồn lực; bao gồm nguồn lực kinh tế, con người và những chính sách, chiến lược cụ thể. Có như vậy, doanh nghiệp hoạt động mới thu được lợi nhuận và mang lại hiệu suất kinh doanh cao. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp vẫn được chủ thể quan tâm tới bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì về hoạt động này không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

  • Theo cách hiểu của Viện Ngôn ngữ học, tổ chức là “làm cho một chỉnh thể có một cấu tạo; một cấu trúc có chức năng nhất định; làm cho có trật tự, có nề nếp”. Hiểu theo nghĩa này; hoạt động “tổ chức lại” doanh nghiệp có thể diễn ra trong nội bộ một doanh nghiệp; nhằm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức; quản lý doanh nghiệp; hoặc cũng có thể là hoạt động cấu trúc lại; diễn ra giữa một số doanh nghiệp với nhau.
  • Trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm “tổ chức lại doanh nghiệp” được hiểu là hoạt động cấu trúc lại doanh nghiệp; bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

Đặc điểm pháp lý của tổ chức lại doanh nghiệp

Về đối tượng

  • Đối tượng của tổ chức lại là doanh nghiệp; bao gồm doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại; gọi chung là doanh nghiệp được tổ chức lại.
  • Về nguyên tắc, hoạt động này có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Song, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật; mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một số loại hình doanh nghiệp nhất định.
  • Ví dụ đối với doanh nghiệp tư nhân; vấn đề chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tư nhân không được đặt ra; do tính chất một chủ sở hữu và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân, Tuy nhiên, tổ chức lại dưới dạng chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hoàn toàn có thể được.

Về tính chất

  • Đây là hoạt động có thể làm thay đổi tư cách pháp lý; quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp; tách doanh nghiệp; việc tổ chức lại doanh nghiệp làm hình thành một doanh nghiệp mới.
  • Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; tổ chức lại doanh nghiệp làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất; doanh nghiệp bị chuyển đổi; doanh nghiệp bị chia,…

Về hệ quả pháp lý

  • Đặc trưng của hoạt động này là tồn tại sự kế thừa; chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại. Điều này làm hạn chế tối đa những tác động; ảnh hưởng không cần thiết đến các đối tác và người lao động của doanh nghiệp được tổ chức lại.
  • Nói cách khác; tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ giữa các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

Về hình thức thực hiện tổ chức lại

  • Tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra với các hình thức đa dạng; gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp hập và chuyển đổi doanh nghiệp.

Quy định của pháp luật về chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, theo đó

  • Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, một doanh nghiệp được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới; chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia, Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia được chuyển giao từ doanh nghiệp bị chia sang cho doanh nghiệp mới.
  • Chia doanh nghiệp có bản chất từ hoạt động chia pháp nhân theo quy định của luật dân sự. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ; hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Chia doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở quyền tự do kinh doanh nên chỉ được tiến hành trên cơ sở quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Khác với chia pháp nhân; sẽ không có chia doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước.
  • Trường hợp chia doanh nghiệp nhà nước; quyết định chia doanh nghiệp không thể thực hiện quyền lực công mà là sự thể hiện quyền lực của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. Pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp đều ghi nhận quyền này của chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Về trách nhiệm tài sản: Do có sự chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ doanh nghiệp bị chia; các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thánh toán; hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia; hoặc thỏa thuận vớ chủ nợ, khách hàng và người lao động,….

Thủ tục chia công ty

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:

  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty.
  • Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
  • Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc; hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Thủ tục chia công ty theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cho cơ quan nhà nước không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020; Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Doanh nghiệp bị giải thể trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020; Doanh nghiệp giải thể trong những trường hợp sau
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận