Nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật

30/11/2021
Nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật. Thỏa thuận nhập tài riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật?
641
Views

Đối với tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng (do có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng…) nhưng bên có tài sản riêng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung, hoặc cả vợ chồng có thỏa thuận việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, thì được coi là tài sản chung của vợ chồng. Vậy nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Căn cứ quy định trên; có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động; sản xuất; kinh doanh; hoa lợi; lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;

– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng; tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó; tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất; được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra; theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó; việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

Tài sản riêng của vợ chồng là gì?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, hiện không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng.

Cụ thể, căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;

– Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng như:

  • Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì khi thuộc một trong các loại tài sản nêu trên sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.

Thế nào là nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định?

Nhập tài sản riêng vợ, chồng vào tài sản chung là việc vợ chồng thỏa thuận với nhau rằng những tài sản riêng của một bên chuyển thành tài sản chung của hai vợ chồng.

Từ đó, vợ chồng có quyền định đoạt đối với tài sản chung này. Khoản 1 điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Như vậy, vợ chồng có quyền tự lựa chọn nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng

Một số yêu cầu khi nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật

Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

  • Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung phải được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà pháp luật có quy định rằng giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận nhập tài sản chung phải bảo đảm hình thức đó. Ví dụ như việc nhập tài sản là đất đai.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật

Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai vợ chồng.

Đến đây, thủ tục nhập tài sản riêng của mỗi bên vào tài sản chung đã hoàn tất.

Tuy nhiên, đối với những tài sản mà theo quy định phải được công chứng hoặc chứng thực khi tham gia giao dịch thì phải thực hiện việc công chứng/chứng thực theo quy định đó.

Căn cứ vào Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, hai vợ chồng có thể tự mình hoặc yêu cầu công chứng viên của văn phòng công chứng soạn thảo văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Việc công chứng văn bản thỏa thuận này được thực hiện tại trụ sở của văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có bất động sản.

Khi tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận, hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch.
  • Dự thảo văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng.
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đang thỏa thuận.
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hoàn toàn đầy đủ, hợp lệ, tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định pháp luật“ Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chứng minh tài sản riêng khi ly hôn như thế nào ?

Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về vấn đề: Tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân; nhưng nếu chứng minh được bố mẹ cho riêng thì đó được coi là tài sản riêng. Chứng minh có thể là văn bản chuyển quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp quy định. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời