Tổ chức đại diện người lao động theo quy định của Bộ luật lao động

31/10/2021
Tổ chức đại diện người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019?
702
Views

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung; cũng như pháp luật về lao động nói riêng. Nhằm đáp ứng yêu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế – xã hội; sự hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những điểm mới của pháp luật lao động; là quy định về tổ chức đại diện của người lao động. Vậy, tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật có điểm gì đặc biệt?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo quy định của pháp luật là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động; tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động; thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Việc ghi nhận sự tự do lựa chọn tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; nhằm bảo vệ tốt hơn quyền; lợi ích của người lao động nói chung. Góp phần thúc đẩy quan hệ lao động phát triển lành mạnh.

Thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Cơ cấu tổ chức

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm

  • Công đoàn cơ sở và Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Theo đó, công đoàn cơ sở thuộc hệ thống công đoàn Việt Nam; việc thành lập, giải thể; tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
  • Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về phạm vi thành lập

  • Tổ chức Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là tên gọi để nhằm phân biệt tổ chức này với tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập ở bất kỳ đơn vị sử dụng lao động nào; có quan hệ lao động, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

Về số lượng thành viên tối thiểu

Theo pháp luật hiện hành, số lượng thành viên tối thiểu của tổ chức đại diện người lao động được quy định như sau:

  • Đối với tổ chức công đoàn tại cơ sở thì điều kiện để thành lập là doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn; hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam; đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Đối với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; Bộ luật lao động năm 2019 không quy định chi tiết về việc thành lập mà chỉ đề cập những nội dung mang tính nguyên tắc khi thành lập tổ chức. Cụ thể, tổ chức này được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký; việc tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

Về hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động

  • Đối với tổ chức Công đoàn tại cơ sở hoạt động theo quy định của Luật Công đoàn; Điều lệ công đoàn; theo đó, quyền hạn và nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở được quy định cụ thể cho từng nhóm doanh nghiệp; thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chức năng nề tảng của tổ chức này là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
  • Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là một tổ chức mới; lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật Lao động năm 2019. Có tôn chỉ và mục đích hoạt động là bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, lâu dài và ổn định.

Về kinh phí hoạt động

  • Kinh phí hoạt động của tổ chức Công đoàn do hai nguồn đóng phí: (1) nguồn phí từ sự đóng góp của chính người lao động tham gia tổ chức công đoàn; (2) người sử dụng lao động đóng 2% tổng quỹ lương của đơn vị.
  • Đối với kinh phí thành viên của người lao động tham gia Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp; được quy định trong điều lệ của tổ chức này.

Ban lãnh đạo

  • Đối với tổ công đoàn cơ sở thì ban lãnh đạo của tổ chức chính là ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • Đối với tổ chức người lao động tại doanh nghiệp; thì ban lãnh đạo do các thành viên tại doanh nghiệp bầu; và Bộ luật lao động năm 2019 có quy định bắt buộc đối với thành viên ban lãnh đạo tổ chức này.

Đại diện thương lượng tập thể với người sử dụng lao động

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể; khi đạt thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp; theo quy định của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết vấn đề

Quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; gồm Công đoàn cơ sở và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp; đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Đây là những nội dung mới của Bộ luật lao động năm 2019; cần có sự hướng dẫn chi tiết từ Chính phủ đối với các tổ chức này. Tổ chức đại diện người lao động theo quy định pháp luật lao động năm 2019 được xem như là một sự “đổi mới” bởi sự “tự do ý chí” của người lao động về việc thành lập; gia nhập tổ chức đại diện của minh trước đây chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là tổ chức công đoàn; thì nay người lao động đã có quyền tự do lựa chọn thành lập, tham gia tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tổ chức đại diện người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ luatsu247: 0833102102

Câu hỏi liên quan

Trường hợp doanh nghiệp có đoàn viên, người lao động tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn; mà chưa thành lập công đoàn cơ sở thì ban lãnh đạo được xác định như nào?

Theo Khoản 1 Điều 5 nghị định số 98/2014/NĐ-CP; trong trường hợp doanh nghiệp có đoàn viên, người lao động tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn; mà chưa thành lập công đoàn cơ sở thì sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập; đi vào hoạt động; công đoàn cấp trên có quyền chỉ định ban chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định về tỉ lệ thành viên tối thiểu. Trường hợp này giải quyết như nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Lao động năm 2019; Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định về tỉ lệ thành viên tối thiểu; thì tổ các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể; nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỉ ệ tối thiểu theo quy định.

Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở đâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Lao động năm 2019; thì Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận