Cơ cấu tổ chức sử dụng lao động trong doanh nghiệp xây dựng?

28/09/2021
Cơ cấu tổ chức sử dụng lao động trong doanh nghiệp xây dựng?
1905
Views

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với
nhau và tác động lại với nhau.

Qua bài viết sau đây luật sư 247 gửi tới bạn đọc tìm hiểu về cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây dựng? Tổ chức sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Lao động là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.

Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người.

Cơ cấu lao động là gì?

Cơ cấu lao động trong tiếng Anh được gọi là Labor Force Structure.

Cơ cấu được hiểu theo một cách chung nhất là tập hợp các cấu phần, theo một tỉ lệ nhất định, trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.

Cơ cấu lao động là quan hệ tỉ lệ lao động được phân chia theo một tiêu thức kinh tế nào đó. 

Lao động trong xây dựng

Khái niệm

Lao động trong xây dựng là hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực như sản xuất vật chất hay phi vật chất.

Mục đích quản lý

Mục đích cuối cùng của quản lý lao động là hướng về các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội. Trong đó:

  • Lợi ích kinh tế bao gồm cả lợi ích doanh nghiệp, nhà nước và bản thân lao động
  • Lợi ích xã hội là:

+ Tạo ra một tập thể đoàn kết và nhất trí trong hành động

+ Tạo tập thể lao động làm việc theo phong cách hiện đại, văn minh

+ Tạo điều kiện tối đa để người lao động phát huy đầy đủ tính sáng tạo

Các loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng lao động

Trong xây lắp

Là tất cả những người lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chính (sản xuất xây lắp) của một tổ chức xây lắp. Bao gồm:

+ Công nhân xây lắp

+ Nhân viên kỹ thuật

+ Nhân viên quản lý kinh tế

+ Nhân viên quản lý hành chính

Ngoài xây lắp

Là những người không làm công tác sản xuất chính như: phục vụ, phụ trợ cho sản xuất chính (hoạt động trong các xưởng sản xuất bê tông, cầu kiện, hoạt động trong các xưởng sản xuất đá,…)

Lao động khác

Là những người lao động không thuộc hai loại trên: nhân viên phục vụ nhà ăn, mẫu giáo, lao động thuộc các đoàn thể,… Lao động này ở các doanh nghiệp xây lắp chiếm một tỷ lệ không lớn.

Tổ chức sử dụng lao động

Nguyên tắc phân công nhiệm vụ

  • Phải đảm bảo phù hợp giữa khả năng với nhiệm vụ được giao
  • Phải căn cứ vào yêu cầu công việc về định người
  • Phải gắn liền giữa trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi
  • Phải đảm bảo có thể quản lý được về mặt khoảng cách không gian, thời gian và số lượng người
  • Phân công bố trí xen kẽ giữa lao động có trình độ cao với lao động có trình độ thấp
  • Phân công công việc giữa các tổ, đội phải đảm bảo nhịp nhàng trong một thòi gian dài sao cho không phải ngừng việc hoặc bị thay đổi tốc độ công việc để chờ nhau

Tổ chức xây lắp tổ chức lao động

  • Xác định cơ cấu về số lượng và chất lượng lao động tham gia sản xuất
  • Bố trí hợp lý mặt bằng thi công, nơi làm việc sao cho người lao động phải di chuyển là ít nhất
  • Thực hiện tốt công việc phục vụ nơi làm việc
  • Cung cấp vật tư, điện nước đầy đủ và đúng tiến độ
  • Tổ chức thi công tốt, hợp lý, căn cứ vào điều kiện nơi làm việc mà lựa chọn các hình thức tổ đội chuyên môn hóa hay đa năng, chọn biện pháp thi công tuần tự; song song hay dây chuyền
  • Cải tiến định mức lao động khoa học phù hợp
  • Khuyến khích phát huy tính sáng tạo và quyền làm chủ của người lao động

Về quản lý lao động

Cần phân tách thành các phòng ban với chức năng chuyên trách khác nhau. Các phòng ban cùng phối hợp với phòng tổ chức, cán bộ, lao động và tiền lương; phòng hành chính nhân sự để tổ chức lao động một cách hợp lý.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Cơ cấu tổ chức sử dụng lao động trong doanh nghiệp xây dựng?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Những trường hợpđược coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ?

– Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
– Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Những trường hợp được coi là vì lý do kinh tế?

– Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
– Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?

– Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
– Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
– Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời