Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế được áp dụng đối với thu nhập của các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh. Thuế này được tính dựa trên lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí, khấu hao và các khoản giảm trừ khác. Các doanh nghiệp sẽ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ cố định hoặc theo bậc thuế tương ứng với mức lợi nhuận đạt được. Vậy cách tính thuế TNDN trực tiếp trên doanh thu như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 80/2021/TT-BTC;
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Tờ khai thuế TNDN áp dụng đối với phương pháp trực tiếp trên doanh thu như thế nào?
Lợi ích của việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động công cộng, đóng góp vào ngân sách quốc gia và tạo sự công bằng trong việc phân phối tài nguyên trong xã hội. Đồng thời, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có thể được sử dụng như một cách để khuyến khích doanh nghiệp hoạt động đúng pháp và tăng cường sự phát triển kinh tế. Dưới đây là quy định về tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mẫu Tờ khai thuế TNDN áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu là Mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ khai thuế TNDN áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu:
Cách tính thuế TNDN trực tiếp trên doanh thu
Hiện nay theo quy định pháp luật, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, dù tính bằng phương pháp nào thì cá nhân, tổ chức chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đều phải dựa trên công thức pháp luật quy định tùy theo từng phương pháp. Dưới đây là quy định pháp luật về cách tính thuế TNDN trực tiếp trên doanh thu.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:
“5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.“
Như vậy theo quy định trên đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu.
Thủ tục khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu
Trình tự thực hiện
Bước 1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn bị số liệu, lập hồ sơ khai thuế và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với trường hợp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm; chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
- Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm.
- Trường hợp người nộp thuế không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế và không phải khai quyết toán năm.
- Trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ qua giao dịch điện tử: Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn (Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (sau đây gọi là Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)/Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) để khai hồ sơ khai thuế và các phụ lục đính kèm theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.
Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:
Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc được gửi qua đường bưu chính: cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế:
- Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ hoặc thông báo lý do không tiếp nhận hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế.
Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ khai thuế của NNT theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành:
- Cơ quan thuế gửi thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà NNT lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử.
Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
- Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
- Hoặc bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T – VAN.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Theo Danh mục hồ sơ khai thuế tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC gồm:
Hồ sơ khai quyết toán thuế theo năm:
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán độc lập (trừ trường hợp không phải lập báo cáo tài chính theo quy định).
- Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tên mẫu đơn, tờ khai:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo Danh mục biểu mẫu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo phụ lục I Nghị định 126/2020/NĐ-CP và phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC, gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Thuế TNDN áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu là loại thuế khai theo từng lần phát sinh có phải không?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế quen thuộc đối với chúng ta. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phát sinh thu nhập chịu thuế phải tìm hiểu rõ các quy định pháp luật về công thức tính thuế cũng như các quy định pháp luật liên quan. Dưới đây là quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu.
Căn cứ tại điểm đ khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên của người nộp thuế áp dụng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; trừ trường hợp người nộp thuế trong tháng phát sinh nhiều lần thì được khai theo tháng.“
Như vậy theo quy định trên thuế TNDN áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu là loại thuế khai theo từng lần phát sinh.
Khuyến nghị
Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cách tính thuế TNDN trực tiếp trên doanh thu chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Cách tính thuế TNDN trực tiếp trên doanh thu. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến sang tên sổ đỏ mất phí bao nhiêu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
– Là thuế trực thu (thuế thu trực tiếp)
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trừ một số trường hợp đặc biệt
– Tính thuế theo cách lũy tiến
– Thuế phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trong năm doanh nghiệp thua lỗ thì không cần nộp thuế
Như vậy, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp khá giống với đa số các loại thuế trực thu khác. Đóng vai trò rất lớn trong việc củng cố ngân sách nhà nước và tái cơ cấu nguồn vốn trong nền kinh tế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế xã hội của đất nước. Có thể kể tới những vai trò như sau:
– Tăng ngân sách nhà nước để duy trì các hoạt động chính trị, xã hội
– Đảm bảo sự công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo nhờ cách tính lũy tiến.
– Là công cụ giúp nhà nước tái tạo nguồn vốn trong nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội
– Thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh đồng bộ và phù hợp với định hướng quốc gia
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu lớn nhất trong các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, được tính trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong đó, thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý.