Thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất là bao nhiêu?

18/10/2023
Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất
198
Views

Tiền hoa hồng được hiểu đơn giản là khoản tiền có được từ việc môi giới nhà đất, giới thiệu khách hàng cho người khác. Tiền hoa hồng này là khoản tiền nhận được từ người bán và cũng có thể là của người mua. Theo quy định pháp luật, tiền hoa hồng được xem là tiền lương, tiền công. Thêm vào đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công được xem là những khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy thu nhập từ tiền hoa hồng có phải đóng thuế không? Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 92/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC .

Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất

Hiện nay, có nhiều hoạt động môi giới mang đến tiền hoa hồng, chẳng hạn như môi giới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô,…. Tùy vào lĩnh vực, tiền hoa hồng môi giới sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tiền hoa hồng môi giới nhiều hay ít thì theo quy định pháp luật đây là khoản thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

Như vậy, khoản tiền hoa hồng môi giới nhà đất được xem là thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động.

Cho nên, tiền hoa hồng môi giới nhà đất là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và nếu chịu thuế thì người nhận phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất
Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ khoản tiền hoa hồng môi giới nhà đất là khi nào?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế. Do đó, việc xác định thu nhập của bản thân có phải là những khoản thu nhập chịu thuế hay không là vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, việc xác định thời điểm chịu thuế thu nhập cá nhân cũng không kém phần quan trọng. Dưới đây là quy định pháp luật về thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền hoa hồng môi giới nhà đất.

Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định như sau:

“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.”

Theo đó, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ khoản tiền hoa hồng môi giới nhà đất là thời điểm công ty bất động sản trả thu nhập cho người nộp thuế.

Mẫu Tờ khai thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Sau khi đã xác định được thu nhập từ tiền hoa hồng môi giới nhà đất là khoản thu nhập chịu thuế, thời điểm chịu thuế, người chịu thuế phải thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân bằng việc điền đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai thuế dưới đây.

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân được sử dụng theo Mẫu số 05/KK-TNCN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [72.00 KB]

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật đất đai đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ hoa hồng môi giới nhà đất đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý chi phí sang tên sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người nhận tiền hoa hồng là đại lý bán hàng hóa có quyền yêu cầu đơn vị trả hoa hồng cho mình cung cấp chứng từ khấu trừ thuế không?

Căn cứ khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
2. Chứng từ khấu trừ
a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.
b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.
Chiếu theo quy định này, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Như vậy, khi có yêu cầu từ người nhận hoa hồng là đại lý bán hàng hóa thì đơn vị trả hoa hồng cho người này phải cung cấp chứng từ khai trừ thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
Ngoài ra, người nhận hoa hồng là đại lý bán hàng hóa có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Thế nào là tiền hoa hồng?

Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về tiền hoa hồng. Tuy nhiên, tiền hoa hồng được hiểu là một khoản tiền được trả cho người hoặc đơn vị đã giới thiệu, đưa ra chào bán một sản phẩm, dịch vụ thành công. Số tiền hoa hồng dựa trên tỷ lệ hoa hồng trước đó đã thỏa thuận với nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên cạnh đó, cụm từ này có được nói đến tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

Tiền hoa hồng có phải tiền lương, tiền công?

Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương, tiền công như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền công và tiền lương là hai khái niệm khá gần giống nhau. Tiền công thường được sử dụng để chỉ số tiền trả cho người lao động dựa trên số giờ làm việc hoặc sản phẩm hoàn thành. Mặc dù tiền công và tiền lương thường được sử dụng cho các loại hình lao động khác nhau, tuy nhiên cả hai đều liên quan đến thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong một số trường hợp, tiền công và tiền lương có thể được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng điều này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên và các quy định pháp luật liên quan.
Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu tiền hoa hồng là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận khi người lao động thực hiện công việc nên cũng được xem là tiền lương, tiền công của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.