Thuế suất ưu đãi là một công cụ quan trọng trong chính sách thuế của một quốc gia. Được áp dụng đối với một số mặt hàng nhất định, thuế suất ưu đãi thường thấp hơn so với mức thuế suất thông thường. Mục tiêu chính của việc áp dụng các loại thuế suất này là khuyến khích và hỗ trợ những ngành công nghiệp cụ thể hoặc đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về các trường hợp thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm tại nội dung bài viết sau
Căn cứ pháp lý
Các khoản thu nhập áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%
Thuế suất là một yếu tố quan trọng trong hệ thống thuế của một quốc gia. Đây là tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho thu nhập của cá nhân hoặc doanh nghiệp để xác định số tiền phải nộp cho ngân sách quốc gia. Thuế suất thường được xác định dựa trên thu nhập, và nó có thể biến đổi tùy thuộc vào loại thuế và chính sách thuế của quốc gia đó.
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% đối với các khoản thu nhập sau:
– Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp.
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa quy định tại Khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định;
– Phần thu nhập từ hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản;
– Phần thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí;
– Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật Nhà ở (sửa đổi tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).
Nhà ở xã hội quy định tại mục này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và việc xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP) không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội;
– Thu nhập của doanh nghiệp từ:
+ Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng;
+ Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
+ Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
+ Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi;
+ Sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP);
+ Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm;
– Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhập của hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP).
Trường hợp thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm
Thuế suất ưu đãi có thể được áp dụng cho các mặt hàng sản xuất nội địa hoặc nhập khẩu, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của chính phủ. Việc thiết lập mức thuế suất ưu đãi đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra các cơ hội việc làm, và đồng thời không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách quốc gia quá nặng.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP) thì thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:
+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao;
+ Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
+ Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
+ Đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
+ Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước;
+ Cầu, đường bộ, đường sắt;
+ Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông;
+ Sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Sản xuất sản phẩm phần mềm;
+ Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm;
+ Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải;
+ Phát triển công nghệ sinh học.
Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP là dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật;
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường;
+ Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
+ Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn;
+ Tái chế, tái sử dụng chất thải;
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì:
Mức ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP) trừ đi thời gian ưu đãi đã hưởng (cả về thuế suất và thời gian miễn, giảm nếu có);
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
+ Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
Số lao động sử dụng thường xuyên được xác định theo quy định của pháp luật về lao động.
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 (mười hai nghìn) tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao;
+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành:
++ Dệt – may;
++ Da – giầy;
++ Điện tử – tin học;
++ Sản xuất lắp ráp ô tô;
++ Cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01/01/2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP) thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Trường hợp thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn thủ tục làm sổ đỏ nhà đất bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nhà nước và xã hội, cụ thể như sau:
Thuế TNDN là khoản thu lớn của nhà nước, phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp;
Cung cấp căn cứ xây dựng một cái nhìn tổng quan về các khoản thu nhập đã và đang, sẽ phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường;
Khuyến khích những nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam thông qua ưu đãi về thuế suất thuế TNDN;
Tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ hiện nay.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định ).
1) Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
2) Báo cáo tài chính năm gồm có:
– Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)
– Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
– Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
– Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
3) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.