Thủ tục, lệ phí xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng

01/04/2022
Thủ tục, lệ phí xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng
540
Views

Trong quá trình sử dụng, không ít trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) bị hư hỏng, dẫn tới không nhìn rõ các thông tin ghi trên sổ. Vậy thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng như thế nào? Lệ phí xin cấp lại là bao nhiêu? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Thủ tục, lệ phí xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Theo đó đây là cách gọi ngắn gọn mà người dân thường sử dụng; thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật. Sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận.

Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng

Quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận

Căn cứ khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

“a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.”

Như vậy, trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hư hỏng; có thể xin cấp lại được theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận

Khi cấp đổi Giấy chứng nhận, bạn cần chuẩn bị hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi. Căn cứ Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Thủ tục xin cấp đổi

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp sẽ nhận hồ sơ. Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Thời gian thực hiện việc cấp đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp này là không quá 10 ngày.

Bước 3: Đến cơ quan nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận mới

Lệ phí xin cấp đổi sổ đỏ bị hư hỏng

Theo Thông tư 02/2014/TT-BTC, lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận được quy định như sau:

– Mức tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

– Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp đổi Giấy chứng nhận.

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thủ tục, lệ phí xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Sổ hồng là gì?

“Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.
Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng). Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực; thì người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi nào người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Cá nhân là người nước ngoài theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở và chỉ được  quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 160 như sau:
“Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó; nhà mà người nước ngoài đó mua phải đáp ứng được điều kiện về khu vực được sở hữu nhà ở; theo quy định tại Điều 75  Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.