Thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

17/08/2021
Thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
503
Views

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc chủ doanh nghiệp có nguyện vọng giảm vốn điều lệ là điều thường gặp. Đôi khi do việc kinh doanh gặp khó khăn; công ty làm ăn thua lỗ và nhiều thành viên muốn rút vốn; rút vốn để đầu tư ngành nghề khác. Và rất nhiều các nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, việc kiểm soát vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm được pháp luật quan tâm. Do đó, thủ tục giảm vốn điều lệ cũng rất phức tạp. Vậy thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm năm 2017. Hiện tại công ty tôi có vài người muốn rút vốn để đầu tư sang ngành khác; và yêu cầu tôi mua lại phần vốn góp của họ. Tôi được biết là để làm được vậy thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận. Tuy nhiên tôi không nắm rõ việc thực hiện thủ tục này? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Các trường hợp giảm vốn điều lệ

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tiến hành các phương án giảm vốn điều lệ sau đây:

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên

Đối với công ty cổ phần

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không được giảm vốn điều lệ xuống dưới mức vốn pháp định. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có quy định rất rõ ràng về mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức vốn pháp định được coi là mức vốn tối thiểu mà pháp luật yêu cầu doanh nghiệp buộc phải có để hoạt động bình thường.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm cần chuẩn bị 02 loại hồ sơ. Thứ nhất là hồ sơ xin Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ. Sau khi được chấp thuận, cần nộp thêm một bộ hồ sơ thứ hai.

Hồ sơ xin chấp thuận

Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) bao gồm các tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị giảm vốn điều lệ; hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện.
  • Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp phải chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài chính

Hồ sơ nộp sau khi chấp thuận

Sau khi được chấp thuận tăng vốn, doanh nghiệp bảo hiểm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) so với phương án tăng vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
  • Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn; chi nhánh nước ngoài đã chuyển trả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đủ số vốn giảm.

Thủ tục tăng vốn điều lệ

Bước 1: Nộp hồ sơ chấp thuận

Doanh nghiệp bảo hiểm nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương giảm vốn điều lệ đến Bộ Tài chính.

Mời bạn đọc xem thêm:

Bước 2: Xem xét hồ sơ chấp thuận

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng; chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng; sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện phát hành.

Bước 3: Nộp hồ sơ sau khi được chấp thuận

Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoàn thành việc thay đổi vốn; và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ như trên.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong 14 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị thay đổi vốn điều lệ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

Câu hỏi thường gặp

Tự ý giảm vốn điều lệ có bị phạt hay không?

Câu trả lời là có. Hành vi giảm vốn điều lệ mà không được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản có thể khiến doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000.

Cách thức thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm?

Có thể thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ theo hai cách thức như sau:
• Nộp hồ sơ trực tiếp đến Bộ Tài chính.
• Hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Bộ Tài chính

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh bảo hiểm có được giảm vốn điều lệ không?

Câu trả lời là không. Pháp luật không cho phép việc giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh bảo hiểm.

Lệ phí thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Pháp luật quy định thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không cần phải nộp lệ phí làm thủ tục. Khi làm thủ tục cần lưu ý điều này.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời