Chào Luật sư, hiện nay Luật quy định hình thức kinh doanh hộ gia đình như thế nào? Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình gồm những bước nào? Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình theo quy định của pháp luật ra sao? Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu? Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình có lâu không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Hộ kinh doanh là gì?
Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký Doanh nghiệp định nghĩa hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Vậy để đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký kinh doanh phải:
- Là Công dân Việt Nam
- Đủ 18 tuổi
- Có hành vi dân sự đầy đủ
- Hộ gia đình làm chủ
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp cho hộ nếu đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Ngành nghề muốn kinh doanh không thuộc các danh mực ngành nghề cấm kinh doanh của nhà nước.
- Tên hộ kinh doanh phải bao gồm tên riêng và hộ kinh doanh. Trong đó tên riêng không được dùng bất cứ kí hiệu, từ ngữ vi phạm đến văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục.
- Cần nộp lệ phí theo đúng quy định, lệ phí đăng ký kinh doanh hiện là 100.000đ/lần
Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình như thế nào?
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Để tiến hành đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đại diện hộ gia đình phải nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Giấy này phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…
Các giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên hộ gia đình:
Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
LƯU Ý:
- Nếu hộ kinh doanh do các cá nhân thành lập, thì trên các giấy tờ cần thiết phải có địa chỉ cư trú, chữ ký, đầy đủ bản sao CMND của các cá nhân; biên bản họp nhóm cũng cần có sự tham dự của các cá nhân này. Tương tự với trường hợp người thành lập hộ kinh doanh là hộ gia đình.
- Đối với ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề hay có vốn pháp định thì cần kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cách tiến hành đăng ký kinh doanh hộ gia đình
- Nơi đăng ký kinh doanh:
Cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Thời gian nhận kết quả:
- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
- Sau khi đăng ký hộ kinh doanh:
Sau khi đăng ký hộ kinh doanh thì phải đăng ký mã số thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Quy trình đăng kí thành lập hộ kinh doanh gia đình
Để đăng ký thành lập hộ kinh doanh bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh. Trong đó, nội dung bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh/địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Số lao động;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của bạn.
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý như sau:
– Đối với những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, kèm theo các giấy nêu trên thì còn phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của bạn.
– Đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ( dịch vụ cầm đồ, kinh doanh karaoke, dịch vụ tẩm quất, massage, cho thuê lưu trú) thì kèm theo các giấy tờ quy định trên phải có xác nhận của chính quyền địa phương về địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký.
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Thời gian giải quyết: Ngoài ra, trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho bạn.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nơi nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
Đăng ký thuế hộ kinh doanh như thế nào?
Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh.
Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC như sau:
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nếu doanh thu trong 1 năm từ 100 triệu đồng trở lên. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân tính tương ứng với ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Tiền trúng số trong thời gian chuẩn bị ly hôn có phải tài sản chung?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Căn cứ Luật thuế GTGT sửa đổi 2013 quy định thuế GTGT. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%