Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh được tiến hành thế nào?

15/10/2021
Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh được tiến hành thế nào?
691
Views

Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau; dẫn đến việc các doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của mình (hay còn gọi là đóng cửa địa điểm kinh doanh). Khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh; doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Vậy Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh được tiến hành thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Quyết định số 1523/QĐ-BKHĐT về thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020; địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020; kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Như vậy, nếu doanh nghiệp tiến hành một trong các hoạt động nêu trên; ngoài địa chỉ trụ sở chính thì bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập địa điểm kinh doanh tại địa điểm đó.

Căn cứ Phụ lục II-8 Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT; địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.

Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Căn cứ Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; trình tự để doanh nghiệp tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp ra quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh;

Bước 2: Doanh nghiệp liên hệ với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

Bước 3: Gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nộp thuế của địa điểm kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định chấm dứt địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh

–   Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh; (Phụ lục II-22, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

–   Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

–   Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT; (trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương);

–   Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh; (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

Trình tự nộp hồ sơ

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh qua mạng như sau:

  • Thời hạn giải quyết: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng ĐKKD ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
  • Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ thì mang hồ sơ bản giấy đến bộ phận một cửa phòng ĐKKD và nhận kết quả.

Xử phạt hành chính nếu không thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh

Theo quy định của pháp luật; Nghị định 50/2016/NĐ-CP khi chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh; doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan quản lý kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi. Nếu vi phạm quy định này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính . Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi đăng ký chấp dứt địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 1 – 30 ngày

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh;

b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi đăng ký chấm dứt địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đóng cửa địa điểm kinh doanh có cần biên bản họp. quyết định hay không?

Việc chấm dứt (đóng cửa) địa điểm không cần sự đồng ý của HĐTV, HĐQT, ĐHĐCD do vậy không cần nộp kèm biên bản họp, quyết định

Địa điểm kinh doanh có mã số thuế không?

Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh trực thuộc doanh nghiệp hoặc chi nhánh sẽ không có mã số thuế. Địa điểm kinh doanh khác tỉnh có mã số thuế đơn vị phụ thuộc riêng

Trường hợp chấm dứt địa điểm kinh doanh do tạm ngừng quá thời hạn bị xử lý ra sao?

Địa điểm kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh; trong trường hợp địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động 01 năm; mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong trường hợp này; Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm; và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình.
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo; mà người được yêu cầu không đến giải trình; thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời