Đăng ký bản quyền tác giả trọn gói

15/10/2021
Đăng ký bản quyền tác giả
370
Views

Một tác phẩm được tạo ra là thành quả của sự vận động, phát triển, sáng tạo trí tuệ của tác giải. Việc đăng ký bản hộ sẽ giúp cho tác giải có căn cứ rõ ràng khi chứng minh quyền của mình. Chính vì vậy mà tác giải nào khi sáng tác xong cũng mong muốn nhanh chóng được đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên thủ tục đăng ký bảo hộ không đơn giản. Chính vì vậy mà việc lựa chọn một đơn vị uy tín để thục hiện là cần thiết. Luật Sư 247 tự hào là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ xin gửi đến quý khách hàng dịch vụ Đăng ký bảo quyền tác giả . Mời quý khách hàng tham khảo thông tin dịch vụ dưới đây.

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Giải thích từ ngữ của Luật Sở hữu trí tuệ thì, quyền tác giải được hiểu là:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Các loại hình thác phẩm được bảo hộ quyền tác giải

Các loại hình thác phẩm được bảo hộ quyền tác giải bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
    • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết; hoặc ký tự khác;
    • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
    • Tác phẩm báo chí;
    • Tác phẩm âm nhạc;
    • Tác phẩm sân khấu;
    • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
    • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
    • Tác phẩm nhiếp ảnh;
    • Tác phẩm kiến trúc;
    • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
    • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
    • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  • Tác phẩm được bảo hộ này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung; chất l­ượng, hình thức; phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả ngay sau khi tác phẩm được hoàn thành để được cấp giấy chứng nhận là một thủ tục tạo lập căn cứ pháp lý cụ thể cho tác giả. Sau này nếu có vấn đề phát sinh từ quyền tác giải thì tác giải dễ dàng chứng minh quyền của mình.

Việc chứng minh quyền tác giả khi chưa đăng ký bản quyền sẽ khó khăn, phức tạp và mất thời gian hơn sơ với việc đã đăng ký.

Hồ sơ Đăng ký bản quyền tác giả

Bước đầu tiên trong quy trình để được cấp phép bảo hộ; tác giả phải thực hiện thu thập và hoàn thiện các văn bản cần thiết, gồm:

  • Tờ khai Đăng ký bản quyền tác giả;
  • Tuyên bố về tác giả và chủ sở hữu;
  • Văn bản ủy quyền (gồm hợp đồng dịch vụ/ Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền);
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu – Hoặc đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty);
  • Hai mẫu/ bản sao tác phẩm;
  • Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả);
  • Giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác. (Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung);
  • Giấy cam đoan của tác giả;
  • Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức);
  • Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân; hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm.

Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tác giải, người nộp hồ sơ sẽ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền bao gồm đầy đủ những giấy tờ như đã nêu ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nộp có thể lựa chọn hình thức nộp như sau:

Nộp trực tiếp tại cơ quan:

  1. Trụ sở tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  2. Văn phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 Văn phòng
  3. Đại diện tại TP Đà Nẵng: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Nội qua đường bưu điện: lưu ý ghi rõ địa chỉ, thông tin liên hệ để cơ quan tiếp nhận phải hồi lại.

Bước 3: Chờ kết quả

Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ Cục bản quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn

Sau khi được chấp nhận, người nộp sẽ phải nộp 1 số loại phí nhà nước như sau:

  • Phí : 300.000 Đồng – Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả. Mức thu với tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm nhiếp ảnh.
  • Phí : 100.000 Đồng – Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả. Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
  • Phí : 400.000 Đồng – Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả. Đới vơi tác phẩm tạo hình; Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
  • Phí : 500.000 Đồng – Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả. Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm điện ảnh; Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
  • Phí : 600.000 Đồng – Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi ra quyết định chấp nhận đơn, trong thời gian hẹn, Cục bản quyền sẽ cấp giấy chúng nhận đến người đăng ký.

Dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả của Luật Sư 247

Luật sư 247 tự hào là đơn vị có kinh nghiệm và uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng; và cả nước nói chúng trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bảo hộ quyền tác giả.

Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và năng động; chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ pháp lý chính xác, thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Đúng thời hạn: chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả của Luật Sư 247 có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Với dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp do chúng tôi cung cấp; quý khách hàng sẽ được hỗ trợ như sau:

  1. Tư vấn pháp lý và quy trình thực hiện
  2. Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hợp lệ
  3. Hỗ trợ thu thập, chứng thực giấy tờ có liên quan
  4. Đại diện thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  5. Khiếu nại, phản hồi
  6. Tiếp nhận kết quả và bàn giao

Liên hệ Luật sư

Luật Sư 247 hân hạnh được cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng ký bản quyền tác giả với các tác phẩm, bao gồm:

  • Sách, văn bản – bài viết, tác phẩm báo chí
  • Tác phẩm âm nhạc (Bản ghi âm bài hát, MV ca nhạc, bản ghi hình biểu diễn)
  • Tác phẩm tạo hình, kiến trúc
  • Tác phẩm điện ảnh
  • Phần mềm, ứng dụng, trang web

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại đâu?

Trụ sở tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Văn phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 Văn phòng
Đại diện tại TP Đà Nẵng: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Không đăng ký bản quyền tác giả thì có được bảo hộ không?

Theo quy định của Luật tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung; chất l­ượng, hình thức; phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.
Tuy nhiên nếu không đăng ký bảo hộ quyền tác giả mà có các tranh chấp phát sinh thì tác giải phải tự chứng minh quyền của mình. Việc tự chứng minh sẽ rất khó khăn và vất vả cho tác giải hơn thay vì thực hiện đăng ký bảo hộ.

Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả cần lưu ý khai những thông tin gì?

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả cần ghi rõ tác phẩm thuộc loại hình nào quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ
– Ghi rõ hình thức phát hành bản sao tác phẩm như xuất bản, ghi âm, ghi hình…
– Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.
– Khai đầy đủ các thông tin về tác giả, các đồng tác giả.
– Khai đầy đủ thông tin về chủ sở hữu, các đồng chủ sở hữu.
– Ghi rõ chủ sở hữu tác phẩm do mình sáng tạo hoặc cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo và tác giả; hoặc hợp đồng chuyển giao quyền tác giả hoặc thừa kế.
– Ghi rõ họ, tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (Nếu như là tổ chức)

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả trong bao nhiêu ngày?

Trong thời gian 15 -20 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ từ tác giả; hoặc người được ủy quyền. Cục bản quyền tác giả sẽ có trách nhiệm phải cấp Giấy chứng thực đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.
Đối với trường hợp bị từ chối thì Cục có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản đến cho tác giả; hoặc người đến nộp hồ sơ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dịch vụ Luật Sư

Trả lời